THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:29

Văn hóa công chức và chất lượng công quyền

Chẳng cần phải lấy dẫn chứng đâu xa, ngay cái vụ xây dựng sai phép ở số nhà 11, phố Lê Trực, (quận Ba Đình) đang nóng hôi hổi đã cho chúng ta thấy bao điều bất cập, thấy rất rõ ai cần và ai không vội !.

Từ việc giữa trung tâm Thủ đô ngang nhiên xây sai phép những dăm tầng, được ví như chuyện “con voi chui qua lỗ kim”; rồi xử lý vi phạm, khắc phục hậu quả, chủ đầu tư “trơ gan” cùng chính quyền, không chịu tự giác dỡ bỏ phần sai phạm; đến cưỡng chế cũng ì à ì ạch, và gần đây nhất, “quá tam ba bận”, Thủ tướng Chính phủ phải chỉ đạo, nhắc nhở.

Sau “lệnh” thứ ba của Thủ tướng, chính quyền thành phố Hà Nội đã thay đơn vị tháo dỡ nhà vi phạm. Nhưng chưa ai rõ đến thời điểm nào vụ trên mới được kết thúc (?).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến “Hà Nội không vội được đâu”, trong đó có nguyên nhân chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của Thủ đô còn nhiều bất cập.Về  ứng xử văn hóa, qua báo chí phản ánh, một số cán bộ, công chức của Thủ đô hiện nay chẳng khác gì ông kễnh, như thứ cường hào, địa chủ mới. Đó là chuyện, khi phóng viên Báo Tiền Phong hỏi về hiệu quả của dự án xe buýt Yên Nghĩa - Kim Mã, ông Trần Anh Tú, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội gắt gỏng: “Không hiệu quả, không phải trách nhiệm của chúng mày.

Chúng mày làm báo không có chuyên môn. Chúng mày là cơ quan báo chí, hay cơ quan thẩm định”. Không dừng ở đó, khi phóng viên hỏi về nguy cơ ùn tắc giao thông  trên tuyến xe buýt nhanh đi qua, ông Tú nổi khùng: “Ùn tắc không phải việc của chúng mày. Chúng mày là cơ quan báo chí chứ không phải cơ quan thẩm định, không phải cơ quan chuyên môn, chuyên ngành. Mày ăn nói lung tung”.

Sự ứng xử thiếu văn hóa kiểu trên không phải là “độc nhất vô nhị”, mà ở Thủ đô diễn ra nhiều lắm. Như chuyện của ông tiến sĩ Nguyễn Công Tảo, Trưởng phòng Khám dinh dưỡng, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cũng chua chát không kém. Khi phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin hỏi về việc sử dụng nhà vệ sinh nữ làm bếp ăn cho cán bộ, công nhân viên, bán sữa với giá cao hơn thị trường, phải trả tiền sau mỗi lần cân,... tiến sĩ Tảo hùng hổ cho rằng: “Chuyện sử dụng nhà vệ sinh làm bếp là chuyện của tôi, không ảnh hưởng đến ai. Tôi không bán cơm ra bên ngoài. Không cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm…..Kiện tụng vớ vẩn. Báo chí làm nhàm vớ vẩn. Này! Con tôi cũng làm ở VTV1, tôi không ngại các vị đâu. Vớ va vớ vẩn. Báo chí lằng nhằng. Thế thôi!  Biến!”.

Tiếp nhận những thông tin trên, không ít người choáng và ngao ngán cho cái gọi là văn hóa của một bộ phận cán bộ, công chức hiện nay.

Khi còn những cán bộ, công chức hống hách, vô văn hóa như trên, thì muốn xóa cái tư tưởng, “căn bệnh” “Hà Nội không vội được đâu”, quả là một cuộc chiến cam  go, phức tạp.

HOÀNG LÊ/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh