THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:17

Lễ hội vải thiều Thanh Hà được dán tem theo tiêu chuẩn VietGAP

 

Một điểm thu mua vải sớm Thanh Hà.

Một điểm thu mua vải sớm Thanh Hà.

 

Lễ hội vải thiều là dịp để kết nối người nông dân trồng vải thiều và các siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp thu mua xuất khẩu sang Mỹ, Australia và EU

Khách tham dự sẽ được thăm quan cây vải tổ hơn 200 tuổi ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn; thăm các vùng sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, vải xuất khẩu đi Mỹ, Nhật Bản, Australia và EU; trải nghiệm hái vải tại các vườn vải ở huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh; đi thuyền tham quan các vườn vải ven sông Hương, huyện Thanh Hà...

 

Vải thiều được đóng thành từng thùng, dán tem truy xuất nguồn gốc.

Vải thiều được đóng thành từng thùng, dán tem truy xuất nguồn gốc.

 

Theo ông Nguyễn Văn Lực, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà, mục đích của lễ hội nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh và cơ hội đầu tư với sản phẩm vải thiều Thanh Hà; các mặt hàng nông sản chủ lực, cũng là dịp để kết nối người nông dân sản xuất, kinh doanh vải thiều với các siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp chế biến, thu mua, xuất khẩu, tiêu thụ vải, nông sản; ký kết hợp đồng, biên bản ghi nhớ tiêu thụ vải thiều và các loại nông sản, sản phẩm du lịch giữa các đối tác. Lễ hội có 60 gian hàng đạt chuẩn của các địa phương trong huyện Thanh Hà.

Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Nguyễn Thị Lan cho biết, vải thiều Thanh Hà có những đặc trưng khác biệt so với các loại vải khác như: vỏ quả đỏ tươi khi chín, vỏ chín đều, cùi màu trắng trong, dày, giòn, khi bóc vỏ không bị chảy nước. Vải có vị ngọt thanh, mát, có hương thơm không chua, không chát và có nhiều chất bổ dưỡng với cơ thể. Sau lễ hội, từ 12-19/6 tới, Thanh Hà cũng sẽ tổ chức Tuần lễ vải thiều Thanh Hà tại Hà Nội để giới thiệu và chào bán sản phẩm tới người tiêu dùng Thủ đô.

 

Vải Thanh Hà lần đầu tiên dán tem truy xuất nguồn gốc

Để việc tiêu thụ vải thiều năm 2018 được thuận lợi, tỉnh Hải Dương đang tập trung hướng dẫn, giám sát các nhà vườn thực hiện nghiêm quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và bảo đảm điều kiện gắn tem truy xuất nguồn gốc. Chỉ với một thao tác đơn giản, người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất được quả vải được trồng tại đâu và áp dụng quy trình nào. 

Diện tích vải của Thanh Hà vào khoảng 4.000 ha, trong đó có 1.000 ha vải chín sớm. Sản lượng vải sớm ước đạt 15.000-18.000 tấn, vải thiều đạt trên 10.000 tấn. Tất cả diện tích vải trên địa bàn huyện đều áp dụng tiêu chuẩn VietGAP. 25 hợp tác xã trong huyện tham gia dán tem truy xuất sản phẩm. Sản phẩm vải thiều Thanh Hà hiện đã xuất khẩu đi Mỹ, Nhật, nhưng thị trường tiêu thụ chính vẫn là Trung Quốc. 3 năm nay, huyện cũng kết nối với các đầu mối và tiêu thụ một lượng vải lớn tại TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL.

MẠNH DŨNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh