THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 05:23

Vài lời thưa với Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết

 

Nhưng tôi tin là người luôn hướng tới dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, hơn nữa Giáo sư là nhà khoa học, nên tôi dũng cảm, mạnh dạn trình bày với Giáo sư sự bức xúc của mình.

Số là, ngày 16/5/2016, trong chuyên mục “Trò chuyện đầu tuần”, báo Tiền Phong có đăng bài phỏng vấn Giáo sư, nhân kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Giáo sư có nói: “Cần phát huy tính tích cực của cử tri, vì cử tri chính là “ông chủ”. Tôi phân vân ở chuyện, Giáo sư gọi cử tri là “ông chủ”. Tại sao Giáo sư lại gọi cử tri là “ông chủ”, mà không gọi là “bà chủ” hay kèm theo “bà chủ”, trong khi thực tiễn đời sống có rất nhiều “bà chủ”?. Trong lĩnh vực chính trị, chúng ta có nữ Chủ tịch Quốc hội, có nữ Bộ trưởng, nữ Bí thư Tỉnh ủy, nữ Chủ tịch HĐND, UBND các cấp; trong kinh doanh có các nữ chủ tịch, tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty; trong các tổ chức đoàn thể xã hội cũng vậy. Soi vào thực tiễn, việc gọi cử tri là “ông chủ” nghe nó hơi phiến diện phải không Giáo sư?. Tôi cũng phân vân, không biết nhà báo có ghi sót ý của Giáo sư ?Cách đây không lâu, tôi cũng ngài ngại khi nghe một vị cũng có bằng tiến sĩ trả lời báo chí có nói: “Muốn nghe sự thật, thì hãy bầu cho phụ nữ”. Theo tôi, yêu quý phụ nữ, tôn trọng phụ nữ là điều mọi người nên làm, nhưng chẳng phải vì quá yêu, quá quý mà phát ngôn vống lên như vậy. Phụ nữ là con người, cũng có người thế này, người thế khác chứ, như “bàn tay có ngón dài, ngón ngắn”. Không đâu xa, Quốc hội khóa XIII bãi miễn 2 đại biểu, thì 2 đại biểu ấy đều là nữ và cả 2 đều liên quan đến gian dối. Giáo sư có thấy vị tiến sĩ trên hơi sáo trong phát biểu không?.Chắc có người cho tôi “rách chuyện”, “chẻ sợi tóc ra làm tư”, khi bàn về việc Giáo sư gọi cử tri là “ông chủ”. Tôi lại không cho là rách việc. Nếu gọi cử tri nam là “ông chủ”, chắc chẳng có chuyện gì bàn, nhưng gọi cử tri nữ là “ông chủ” nghe có chướng không?(!). Trong khi lĩnh vực nào của đời sống xã hội ở nước ta hiện nay cũng có rất nhiều “bà chủ”. Đặc biệt ở một số lĩnh vực, nhiều “bà chủ” còn xuất sắc hơn rất nhiều khi các ông làm chủ. Ví cử tri là “ông chủ”, có phần hơi bất công phải không, thưa Giáo sư ? (Ông chủ, bà chủ để trong ngoặc kép là tôi viết theo bài phỏng vấn đăng trên Báo Tiền Phong)

Nhà thơ Tế Hanh có viết: “Nghệ thuật, tình yêu là tuyệt đối/ Mỗi con người là tương đối mà thôi”.(Tôi ghi lại theo trí nhớ của mình, nếu câu thơ trên chưa chính xác mong Giáo sư và bạn đọc lượng thứ). Người xưa cũng nói: Nhân vô thập toàn, hay không ai nắm tay từ sáng đến tối. Những người lương thiện, những người chân chính là những người mà hàng ngày họ luôn phấn đấu để hoàn thiện mình. Làm khoa học cũng vậy đòi hỏi sự chính xác, bởi các phát minh, sáng tạo là để phục vụ con người. Sự phiến diện không chỉ phản khoa học, mà còn có hại cho cộng đồng.Vấn đề bình đẳng giới cũng vậy, cần chính xác và cụ thể. Đây là vấn đề lớn, vấn đề thời sự có tính toàn cầu, nên bên cạnh các “ông chủ”, đừng quên các “bà chủ”. Bàn về vị trí, vai trò của phụ nữ, cố Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi có nói: “Gọi đàn bà là “phái yếu”. Đó là sự bất công của đàn ông với đàn bà”

Mấy lời nôm na góp bàn, nếu có gì chưa phải mong Giáo sư lượng thứ.

HOÀNG LÊ/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh