THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:19

Uống nước lá sen như thế nào để không ‘tự hại chính mình’

tra-la-sen-giam-can-9-5600

Cây sen là loại thực vật quen thuộc và gắn liền với người dân Việt Nam. Trước đây, sen thường mọc ở ao hồ, nhưng ngày nay, cây sen là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Mọi bộ phận của cây sen từ củ, hoa, hạt đến lá đều được sử dụng để làm thực phẩm, làm thuốc, làm trà... Và lá sen (hay liên diệp) từ xưa đã được các thầy thuốc Đông y sử dụng trong các bài thuốc chữa nhiều bệnh. Theo y học cổ truyền, lá sen có dược tính tốt nhất khi cây bắt đầu nở hoa. Lá sen sau khi thu hái chỉ cần làm sạch, phơi khô và cắt khúc ngắn là có thể sử dụng.

Trong Đông y, lá sen có tính bình, vị đắng và từ xa xưa đã được sử dụng làm vị thuốc chữa các bệnh như: Đau bụng, tiêu chảy, cảm nắng, xuất huyết, mất ngủ.

Người suy dinh dưỡng

Người thể trạng gầy yếu, người suy dinh dưỡng, người mới ốm dậy nên thay thế nước lá sen bằng các loại nước giàu dinh dưỡng khác. Uống nước lá sẽ tạo cảm giác no khiến họ giảm tiêu thụ thực phẩm. Lâu ngày sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng. Người mới ốm dậy hoặc người bị bệnh sẽ lâu phục hồi.

Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt

Những người đang trong chu kỳ kinh nguyệt bị mất máu, giảm khí huyết nên cơ thể cũng bị lạnh. Những loại nước có tính ấm như nước trà gừng, trà quế sẽ có lợi cho họ hơn loại nước có tính hàn như trà lá sen.

Huyết áp thấp

Người bị huyết áp thấp không nên uống nước lá sen bởi nước lá sen có tác dụng hạ huyết áp. Chúng sẽ khiến bệnh huyết áp thấp thêm nặng và khiến tim đập bất thường.

uong-nuoc-la-sen-dung-cach-1650

Phụ nữ mang thai

Lá sen có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt. Điều này không tốt cho cơ địa phụ nữ mang bầu. Ngoài ra, uống nước lá sen có thể kích thích tăng nhu động ruột. Phụ nữ mang thai rất nhiều người bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Nếu uống nước lá sen có thể khiến tình trạng này thêm tồi tệ. Thậm chí uống nước lá sen cũng khiến dạ con bị kích thích, điều này không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Người ở thể hàn

Người có cơ địa hàn lạnh cũng tương tự, không nên uống nước lá sen vì dễ gây tình trạng tim đập nhanh, khó ngủ. Uống ít sẽ không nhận thấy sự ảnh hưởng nhưng về lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe, có thể suy giảm ham muốn tình dục.

Mỗi ngày bạn chỉ nên uống nhiều nhất 500ml nước lá sen, có thể chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Thời điểm tốt nhất để uống nước lá sen là trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 tiếng. Cách uống này sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Những người muốn giảm cân nên uống nước lá sen trước bữa ăn. Bằng cách này bạn sẽ có cảm giác no, ăn ít thực phẩm hơn và giảm cân dễ dàng hơn.

Bạn có thể dùng lá sen tươi hoặc lá sen khô để sắc nước uống. Chỉ có duy nhất 1 mùa sen trong năm nên tích trữ lá khô là cách hiệu quả nhất để bạn có nước lá sen uống quanh năm.

Bí quyết để nước lá sen dễ uống hơn là hãm thêm với một chút đường phèn hoặc một chút quế.

Tuy không phổ biến nhưng vẫn có trường hợp ngộ độc nước lá sen xảy ra. Một số biểu hiện của tình trạng ngộ độc nước lá sen như: Môi là lưỡi bị tê, người nôn nao, chân tay lạnh, da xanh nhợt, mồ hôi vã ra, toàn thân co giật, tim loạn nhịp, huyết áp hạ, tiêu chảy…

HOA HẠ (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh