THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:53

Tuyệt chiêu luộc tôm vừa ngon ngọt lại giữ nguyên dinh dưỡng

Cách 1:

Nguyên liệu: 500g tôm tươi, muối, rượu trắng, gừng, hạt tiêu.

- Tôm mua về ngâm nước sạch khoảng 30 phút rồi vớt ra, dùng tăm hoặc kim rút bỏ sợi chỉ lưng đi (cách này vừa khiến tôm không bị mất đi hình dáng ban đầu vừa có vị thơm ngon hơn).

- Cho nước vào nồi, thêm các gia vị gừng, hạt tiêu, muối đun sôi. Nước sôi cho tôm vào cùng 1-2 thìa canh rượu trắng, đun khoảng 2p đến khi tôm đỏ đều, cong mình thì lập tức vớt ra. Nên thưởng thức nóng để tôm có vị ngon nhất và đỡ bị tanh hơn.

Tuyệt chiêu luộc tôm vừa ngon ngọt lại giữ nguyên dinh dưỡng - Ảnh 1.

Cách 2:

Món tôm luộc không chỉ đơn giản mà còn giữ nguyên được mùi vị nguyên bản của chúng. Ngoài cách dùng nước luộc, ta cũng có thể dùng chỉ các nguyên liệu trên để làm chín tôm theo cách sau:

Nguyên liệu: 500g tôm tươi, muối, rượu trắng, gừng, hạt tiêu, hẹ.

- Sơ chế tôm như bên trên, sau khi rửa sạch cho tôm vào bát cùng chút rượu trắng, hẹ cắt khúc, gừng cắt sợi trộn đều và để ướp trong 10 phút. Để làm tăng độ tươi không nên cho muối ướp cùng vì sẽ làm cứng con tôm.

Làm nóng chảo, cho muối và hạt tiêu vào đảo đều, tới khi có mùi thơm thì bỏ bớt 1/2 lượng muối và hạt tiêu trong chảo ra, trải mỏng lượng muối còn lại đều khắp phần lòng chảo, trải tôm lên trên và phủ thêm hành lá, gừng và lớp muối vừa bỏ riêng kia lên trên cùng.

Đậy vung đun nhỏ lửa trong 5 phút, tôm chuyển màu đỏ thì tắt bếp. Cứ đậy vung một lát rồi lắc hết muối ra khỏi tôm và gắp ra là bạn đã có một đĩa tôm thơm ngon đậm đà, lại rất chắc thịt.

Tuyệt chiêu luộc tôm vừa ngon ngọt lại giữ nguyên dinh dưỡng - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Tuyệt chiêu luộc tôm vừa ngon ngọt lại giữ nguyên dinh dưỡng - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Để đảm bảo sức khỏe khi ăn tôm, hãy lưu ý:

1. Không ăn tôm cùng hoa quả nhiều vitamin C: Trong tôm có asen khi kết hợp cùng các loại củ quả chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua... sẽ gây ngộ độc thậm chí là chết người. Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên cho bé ăn hoa quả sau khi ăn tôm khoảng 4h.

2. Đầu tôm không chứa nhiều dinh dưỡng: Thực tế đầu tôm là phần chứa chất thải của tôm nên nó không hề chứa nhiều dinh dưỡng như mọi người vẫn nghĩ.

3. Không ăn tôm khi đang bị ho: phần vỏ tôm cứng có thể ma sát với niêm mạc họng gây ảnh hưởng cho hệ hô hấp vốn đang tổn thương vì ho nhiều. Dù đã bỏ vỏ thì vị tanh của tôm cũng vẫn khiến bạn bị ho nhiều hơn.

4. Ăn tôm nhiều có hại hơn là có lợi: chất đạm, photpho, axit béo, canxi,… là những dưỡng chất có lợi trong tôm, thế nhưng nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể dẫn đến tiêu chảy.

5. Vỏ tôm không chứa nhiều canxi: Thực tế, phần thịt của tôm mới là nơi chứa nhiều canxi nhất. Vỏ tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin, chúng không hề chứa canxi mà còn tương đối khó tiêu hóa.

BP (sưu tầm)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh