THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 11:13

Gia sư: Cần lắm cái tâm với nghề

 

Ảnh minh họa.


Tuy nhiên có một điểm mà các trung tâm gia sư này không mấy để ý tới nhưng thiếu nó thì không thể hình thành nên được một người gia sư đúng nghĩa. Đó là đạo đức. Tôi đã theo dõi nhiều trung tâm gia sư trên facebook, và tôi nhận ra một điều rằng, hầu hết điều kiện để tuyển gia sư là có trình độ tốt, cực hiếm hay có thể nói rằng không có điều kiện về mặt đạo đức. Đạo đức của người gia sư không được xem trọng, hay quá tốt rồi không cần phải nêu ra nữa?

Gia sư là người tiếp xúc trực tiếp và có thể lâu dài với học sinh mình đang dậy, và chúng ta nên nhớ rằng “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” tức là dù tốt hay xấu thì việc ảnh hưởng lẫn nhau đó đó là chuyện có thể suy ra được. Chính vì vậy, cách dậy học và đặc biệt là đạo đức của người làm nghề gia sư đấy có ảnh hưởng, không ngại mồm mà có thể nói rằng ảnh hưởng rất lớn. Tôi đã hỏi nhiều em học sinh về người gia sư của mình, có nhiều em chia sẻ rằng họ chỉ dạy học một cách qua loa, đại khái, đọc theo sách nếu câu nào khó quá thì sẽ làm thay mà không giảng hiểu cho các em. Điều này tôi nghĩ rằng sẽ ảnh hưởng đến tư duy và khả năng tự lập của các học sinh, việc dạy học như vậy rất dễ sinh ra ỷ lại, trông chờ, phụ thuộc, ít tư duy. Đó sẽ làm hư học sinh, làm các em khó hiểu và càng thêm chán việc học. Chưa kể những thói quen không tốt của gia sư như “chăm bẵm, kèm cặp” điện thoại còn hơn học sinh, hay là người nghiện game, coi khinh việc đọc sách, có những lời lẽ thô tục, không phù hợp với nhận thức của học sinh trong giảng dậy, hay quát mắng, tắt mắt, trộm cắp…

Tôi không dám nói là tất cả gia sư đều như vậy, nhưng không thể chắc rằng nó không hiện hữu ở đâu đấy, và những thứ xấu đấy sẽ ảnh hưởng không nhỏ thì lớn đến học sinh thông qua những bài giảng hàng ngày của gia sư. Nhiều phụ huynh phải phát hoảng khi thấy con mình tự dung chơi game bạo lực, nói những lời không hợp với lứa tuổi, hay nóng nảy, cục cằn điều này không phải là hiếm.

Với mầm mống hiểm nguy này liệu nó không cản trở xã hội tiến tới những mầm non của sự nhân văn, đạo đức? – Vậy đạo đức của người làm nghề gia sư có cần được coi trọng?

Nếu nói về nguyên nhân, tôi thiết nghĩ có nhiều nguồn phát ra. Thứ nhất  đó là đó là mục đích của các cơ sở trung tâm gia sư này mọc lên, liệu có phải nhằm hướng đến một nền giáo dục lý tưởng với học sinh có lòng nhân ái, yêu thương, có nền tảng tri thức tuyệt vời. Không. Tôi không phủ nhận vai trò xã hội của nó khi đã tạo được công ăn việc làm cho nhiều người mà chủ yếu là sinh viên. Nhưng mục đích thực sự và cách tuyển gia sư thì mới đáng bàn, họ chủ đích quan tâm đến số lượng người có nhu cầu và hưởng lợi từ đấy. Ví dụ thực tế, nếu nhận lớp văn lớp 8, 2 buổi/tuần giá 100k, thì trước đấy để nhận được lớp này thì các gia sư tương lai phải nộp cho bên trung tâm gia sư 400k là tiền phí. Coi như gia sư dậy 2 tuần không công. Vậy khoảng 10 người nhận trong ngày hôm đấy thì bên trung tâm đã hưởng được 4 triệu đồng. Nhiều gia sư coi đây là “ sống trên xương máu kẻ khác”.  Và tôi còn chưa nhắc đến những cơ sở này hoạt động có giấy phép hay không? Nếu không thì mục đích như kể trên thì càng rõ ràng.

Thứ yếu nữa đó là tư cách, đạo đức của những người làm gia sư, nhiều người ( không phải đa số) chỉ quan tâm đến thu nhập mà không quan tâm đến cách giáo dục của mình có ảnh hưởng như thế nào mà chỉ đến mở quyển sách ra, về đóng quyển sách vào, rất giống với “cái gì đấy”. Tôi nghĩ làm nghề gì cũng phải có đạo đức, dù mạt hạng đến mấy. Nhưng tôi nghĩ chính cái xã hội đặt đồng tiền trở thành thước đo của mọi thứ, ngay cả tình cảm như vậy thì trường hợp của nghề gia sư cũng không thể thoát được cái bẫy huyễn hoặc được.

Còn gia đình, phụ huynh của học sinh tôi nghĩ cũng có một phần, nhiều gia đình chỉ quan tâm đến kết quả học tập của con có tốt hay không khi nhìn vào các con điểm 10 đẹp như hoa như gấm, nhưng chẳng mấy ai hỏi hôm nay con có làm điều gì tốt không? Anh (chị) gia sư đạo đức thế này, học chỉ đánh giá gia sư thông qua điểm mà con mình nhận hằng ngày, nếu con bị nhiều điểm thấp thì “cháu nghỉ tạm vài hôm đi nhé, bao giờ cô cần cô sẽ gọi cháu”.

Tôi không đổ lỗi cho xã hội này, bởi xã hội nào cũng vậy đều có tốt với xấu, cao với thấp,… tôi chỉ hi vọng một điều rằng xã hội này đừng để cái phi đạo đức lấn át cái đạo đức, tôi chỉ mong nó được coi trọng như thủa trước, thầy ra thầy, trò gia trò, xã hội trọng vọng người có đức. Chỉ vậy thôi!

NGUYỄN BÁ HỮU

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh