THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 03:10

Tuyển chuyên gia tư vấn

Ở Việt Nam, năm 2010, Quốc hội ban hành Luật Người khuyết tật (đến nay đã được sửa đổi, bổ sung 1 lần năm 2013), đánh dấu bước ngoặt lớn trong công cuộc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật nói chung, mặc dù vậy Luật này chưa đề cập trẻ tự kỷ. 

Phải đến Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 2/1/2019 của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật mới đề cập đến trẻ tự kỷ là một trong những dạng khuyết tật. 

Tuy nhiên, Luật Người khuyết tật sau nhiều năm thực thi đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa sát với thực tiễn, cụ thể là quy định đối với đối tượng là trẻ khuyết tật. Mặt khác, những định nghĩa khác nhau về trẻ khuyết tật cũng như trẻ tự kỷ trong những lĩnh vực khác nhau cũng tạo ra những khó khăn nhất định.

Hiện nay, trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng đang có xu hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau, hơn thế nữa, cuộc sống của các em cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. 

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hơn 21.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (chiếm 2,34% tổng số trẻ em), trong đó: Hơn 12.000 trẻ em khuyết tật về mắt, tim, miệng và chân tay đang vật lộn với những khó khăn về tinh thần và thể xác; hơn 115.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, chiếm gần 13% tổng số trẻ em.

1. Mục tiêu

Mục tiêu tổng thể: Góp phần nâng cao năng lực cho các y tế thôn bản của thành phố Vinh, huyện Nghĩa Đàn, huyện Yên Thành của tỉnh Nghệ An có các kiến thức về phát hiện sớm trẻ tự kỷ và đánh giá sức khỏe tâm thần của trẻ.

Các mục tiêu cụ thể: Chuẩn bị tài liệu đào tạo để tập huấn các kiến thức về phát hiện sớm trẻ tự kỷ. 

2. Kết quả

- Chương trình đào tạo được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở tham vấn với Quỹ JIFF.

- Tài liệu tập huấn cho việc đào tạo cán bộ y tế thôn bản các kiến thức về phát hiện sớm trẻ tự kỷ được soạn thảo và hoàn thiện dựa trên cơ sở ban đầu của những người tham gia đào tạo.

- Đánh giá đầu vào, đầu ra của học viên. 

- Báo cáo đánh giá lớp học dài 4-5 trang. 

3 .Yêu cầu đối với chuyên gia

Chuyên gia VNM-2 

- Yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật y tế và kinh nghiệm cao trong các lĩnh vực cải cách chính sách và pháp lý bao gồm: Phát triển, hiểu biết sâu sắc về quyền con người, đặc biệt là trẻ em khuyết tật, trẻ tự kỷ cũng như kiến thức chuyên sâu và kỹ năng, các dấu hiệu phát hiện sớm trẻ tự kỷ, rà soát đánh giá sức khỏe tâm thần của trẻ khuyết tật, tự kỷ.

- Có bằng thạc sĩ luật /công tác xã hội/y tế trở lên. 

- Đã có ít nhất 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu xã hội học và kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực của trẻ em khuyết tật và trẻ tự kỷ sẽ là ưu thế. 

- Có kinh nghiệm quản lý nhóm nghiên cứu, khả năng thuyết trình với các bên có liên quan. 

- Có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức quốc tế. 

- Có phương pháp sư phạm.

4. Thời gian dự kiến: Tuần 1, 2 tháng 7/2021.

5. Phí chuyên gia: Phí chuyên gia được trả theo mức của nhà tài trợ quy định.

6. Hồ sơ dự tuyển:

- Các chuyên gia/ nhóm chuyên gia quan tâm có thể nộp hồ sơ dự tuyển. 

- Hồ sơ nêu rõ kinh nghiệm chuyên gia quan tâm đến tổ chức.

Hồ sơ đề nghị của chuyên gia xin gửi về:

Email: [email protected]

ĐT: 0936408166

Trước ngày 01/7/2021

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh