CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:30

Tục đốt nhang của người Việt

Trong những ngày Tết, mồng 1, ngày rằm, hay cúng, giỗ, nén nhang đóng vai trò không thể thiếu trong mỗi gia đình. Thông qua khói nhang người thắp muốn gửi gắm những tâm tư, cầu nguyện và mong được giao hòa giữa mình đến với vũ trụ, đấng thần linh, và những người thân đã khuất...Tục đốt nhang của người Việt

Với quan niệm rằng, nếu nén nhang sau khi cháy hết tàn không gãy rụng mà được cuốn cong lại theo hình tròn là điềm báo được ơn trên chứng giám và sự may mắn sẽ đến. Điều này rất quan trọng trong đêm Giao thừa và ngày mồng một Tết, khi mọi người hy vọng một năm mới với nhiều điềm lành.

Cùng với đời sống tâm linh, nghề làm nhang phát triển theo nhu cầu, từ se nhang bằng tay đến sản xuất nhang bằng máy, ở mỗi cách cốt yếu người sản xuất mong muốn mang đến cho người dùng được nén nhang thơm lâu nhất.

Để chuẩn bị cho Tết 2014 năm nay, tại các chợ, các cửa hàng bán nhang ở TP. Hồ Chí Minh nhộn nhịp người mua, bán.Tục đốt nhang của người Việt

Chị Phan Thị Huệ, tiểu thương bán nhang tại chợ Cầu Ông Lãnh, cho biết: “Tui dặn hàng từ đầu tháng 12 để người ta làm cho kịp. Năm nay tui chọn màu nhang được trang trí hình trắng đỏ nhiều hơn là vàng đỏ, vì có nhiều khách đã đặt hàng từ tháng 11.

Nhang tui đặt là loại nhang đặc biệt cho mùa Tết, đó là nhang to, thơm, màu tươi, tàn phải cong và không tắt nửa chừng để tránh xui xẻo”.

Còn chị Nguyễn Thị Tứ, bán nhang trong chợ Phạm Văn Hai, tâm sự: “Mỗi mùa Tết tui bán được cả 40 thiên nhang thường và 10 thiên nhang kiểu (loại nhang lớn có hoa văn).

Chợ này nhỏ  ít khách chứ như mấy chợ lớn khác thì bán cả 100 thiên là bình thường. Tết ai mà không đi mua nhang...”

Chị Trần Thị Cao, một người mua nhang tại chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), cho biết: “Tôi lựa nhang nào có mùi hương thơm và cong lại khi tàn để mua.Tục đốt nhang của người Việt

Vì ngày Tết đốt nhang vừa ấm cúng vừa thơm lại cầu may mắn nên giá cả không quan trọng lắm, thường tôi mua để dành đốt đến rằm tháng giêng mới mua lại vì Tết mẫu mã nhang đẹp hơn ngày thường”.

Những ngày cuối năm, hầu như các gia đình người Việt dù ở nơi đâu đều chuẩn bị nhang thắp cho ngày Tết. Chị Nguyễn Thị Ngọc Hương, Việt kiều Mỹ về Việt Nam đón Tết với mẹ đẻ, nhưng vẫn gọi điện thoại về Mỹ dặn chồng nhớ mua nhang thơm để đốt vào những ngày Tết.

Chị Hương nói: “Đốt nhang để khói hương mang ông bà mình về nhà ăn Tết với mình cho vui”. Tục đốt nhang của người Việt

Có không ít các ý kiến cho rằng, nén nhang để chứng tỏ lòng thành với người cõi trên.

Ngược dòng lịch sử, tìm về các làng nghề truyền thống, hay các cơ sở làm nghề nhang  gia truyền sẽ thấy được nét văn hóa truyền thống đặc biệt từ ngàn năm cho đến nay của dân tộc Việt Nam.

Có thể điểm qua các nơi làm nhang nổi tiếng, như nhang có thơm mùi trầm hương ở Quảng Nam, quế ở Yên Bái,  đại hồi ở Lạng Sơn, ngâu ở Thái Bình...

Mỗi loại nhang đều có hương liệu, công thức và kỹ thuật làm khác nhau từ vùng miền như nhang Trám ở vùng Kinh Bắc, nhang Hương Bài ở vùng Đông Bắc bộ, nhang Trầm ở Hà Nội, nhang Đàn Hương ở Sài Gòn.

Mỗi tên hay thương hiệu nhang cũng là niềm  mong ước thâm trầm, mang triết lý sâu xa, thành nét văn hóa tâm linh sâu sắc mang hồn sông núi Việt.

Đặc biệt luôn dành những từ ngữ tốt lành cho ngày đầu năm như hồng phúc xuân thiên (phúc lớn muôn mùa xuân) phúc minh an (Phúc đức và bình an vào ngày đầu),  vạn xuân khang (muôn mùa xuân đều  bình yên)...

Có lẽ từ thời xa xưa và những người sản xuất nhang đã hiểu được tầm quan trọng của nén nhang ngày Tết nên đặt tên cho cơ sở mình có chữ bắt đầu của năm mới.

Với người thắp nhang, luôn mong muốn có được nén nhang truyền thống, hội tụ thấm đẫm linh khí trời đất lan tỏa hương ngọt ngào trong những ngày đầu năm. Tục đốt nhang của người Việt

Chính vì thế các cơ sở sản xuất nhang hiện nay cố gắng làm những nhiên liệu tốt nhất, hoa văn tinh xảo nhất, mong  đáp ứng mong mỏi của người tiêu dùng.

 Anh Ngô Văn Thịnh, cơ sở Nhang Phúc An, tâm sự : “Ở đây chúng tôi làm quanh năm, nhưng tôi thích nhất là làm nhang mùa Tết vì thời điểm này chúng tôi có điều kiện cho ra đời những mẫu mã mới lạ nhưng lại hòa quyện với cổ điển tạo nên nét đẹp cho từng cây nhang. Điều mà chúng tôi thấy hài lòng là nghĩ đến đó là tỏa hương và khói của mỗi cây nhang trên bàn thờ trời, phật, tổ tiên và ông bà của mỗi gia đình”.

Hiện trên thị trường, sản xuất nhang cơ bản vẫn từ những nhiên liệu thiên nhiên, thảo mộc nhưng đã qua pha chế, có nhiều hóa chất nên ảnh hưởng đến sức khỏe con người, khi mua nhang tránh mua những loại rẻ tiền và không có xuất xứ rõ ràng.

Nên đốt nhang trong không gian thông thoáng và không đốt quá nhiều để tránh hít khói có độc do hóa chất trong nhang sinh ra. Đặc biệt cần chú ý đề phòng cháy nổ trong mùa Tết.

Ngọc Thiện

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh