THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 08:57

Tủ sách Văn hóa Việt - Những màu sắc khác nhau trong đặc trưng văn hóa địa phương Việt Nam

Tủ sách Văn hóa Việt gồm những đầu sách sau:

1. "Vắt qua những ngàn mây" (tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng)

2. Sài Gòn ruổi rong nỗi nhớ (tác giả Đào Thị Thanh Tuyền)

3. Nha Trang mùa đẹp nhất (tác giả Đào Thị Thanh Tuyền)

4. "Bên sông Ô Lâu" (tác giả Phi Tân)

5. "Về Huế ăn cơm" (tác giả Phi Tân)

6. "Người Hà Nội: chuyện ăn, chuyện uống một thời" (tác giả Vũ Thế Long)

7. "Hà Nội những phố những người" (tác giả Nguyễn Việt Cường)

8. "Tình đất mặn" (tác giả Nguyễn Chí Ngoan)

Nội dung một số đầu sách đã in:

"Vắt qua những ngàn mây" (tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng)

Tủ sách Văn hóa Việt - Những màu sắc khác nhau trong đặc trưng văn hóa địa phương Việt Nam - Ảnh 1.

"Vắt qua những ngàn mây" tập hợp những bài viết trong hành trình đi xuyên dải đất hình chữ S của tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng. Ở mỗi vùng đất, từ miền phía Bắc Tổ quốc, băng qua dải đất miền Trung nắng gió, tới miền Nam sông nước, tác giả đều ghi lại những câu chuyện cuộc sống sinh động, nơi mỗi vùng đất đều có những đặc sản tạo nên nét đẹp riêng của mình, nơi con người hòa mình trong thiên nhiên, yêu mến và khao khát gìn giữ vẻ đẹp vốn có của quê hương đất nước. Ẩn sau những mất mát hiện thực là khao khát muốn bảo tồn vẻ đẹp và lòng yêu tha thiết mảnh đất của quê hương mình.

"Sài Gòn ruổi rong nỗi nhớ" (tác giả Đào Thị Thanh Tuyền)

Tủ sách Văn hóa Việt - Những màu sắc khác nhau trong đặc trưng văn hóa địa phương Việt Nam - Ảnh 2.

"Sài Gòn, ruổi rong nỗi nhớ" là cuốn sách kể về những kỷ niệm của tác giả với mảnh đất Sài Gòn thân thương sau nhiều năm xa cách trở về định cư tại nơi đây. Tập sách không chỉ viết về một Sài Gòn hoa lệ mà còn về những vùng đất, đất nước mà tác giả cũng từ Sài Gòn này "xách ba lô lên và đi" khám phá, gặp gỡ để rồi cuối cùng trở về với quê hương thứ hai này – Sài Gòn.

"Nha Trang mùa đẹp nhất" (tác giả Đào Thị Thanh Tuyền)

Tủ sách Văn hóa Việt - Những màu sắc khác nhau trong đặc trưng văn hóa địa phương Việt Nam - Ảnh 3.

"Nha Trang mùa đẹp nhất" là tập tản văn khắc họa nỗi nhớ của tác giả về quê nhà Nha Trang, nơi tác giả sinh ra và lớn lên bên cha mẹ, chòm xóm. Nha Trang in sâu trong trái tim và tâm trí của tác giả với biển mênh mang chân tình luôn an ủi, sẻ chia buồn vui sướng khổ của con người; với núi giăng tứ phía thách thức bàn chân ta khám phá; với những món ăn mang hồn quê xứ không nơi nào có được vị ấy, hương ấy; với những người muôn năm cũ;…

Bên cạnh đó, để các độc giả quốc tế có thể hiểu và có thêm nhiều trải nghiệm ấn tượng với các nét đặc trưng văn hóa, con người Việt Nam, "Nha Trang mùa đẹp nhất" được Chibooks chọn chuyển ngữ sang tiếng Trung, tiếng Anh và xuất bản ra thế giới.

"Bên sông Ô Lâu" (tác giả Phi Tân): Dự kiến phát hành tháng 7-8/2021

Tủ sách Văn hóa Việt - Những màu sắc khác nhau trong đặc trưng văn hóa địa phương Việt Nam - Ảnh 4.

Lớn lên bên dòng Ô Lâu xứ Huế, dù biết bao năm sống nơi phố thị, Phi Tân vẫn là một "người quê" trong suy nghĩ, trong tâm hồn, trong từng trang văn anh viết. Mỗi một câu chữ của "Bên sông Ô Lâu" đều chở nặng tâm tình, nỗi nhớ niềm thương của Phi Tân về con sông tuổi thơ, về món ăn mẹ nấu, về bữa trưa bạn gặt, về những "o", những "ôn"…, về những người "muôn năm cũ" đã cùng anh đi qua những trang đời không thể nào quên. Để rồi ký ức về một miền quê xứ Huế "Bên sông Ô Lâu" với những phận người có bình dị yên ả, có bão tố dạt trôi… cứ tha thiết trở đi trở lại trong từng trang văn của Phi Tân như một nỗi nhớ chỉ đậm đà hơn theo năm tháng, mà không bao giờ có thể nguôi ngoai… 

"Về Huế ăn cơm" (tác giả Phi Tân): Dự kiến phát hành tháng 7-8/2021

Tủ sách Văn hóa Việt - Những màu sắc khác nhau trong đặc trưng văn hóa địa phương Việt Nam - Ảnh 5.

Nếu đã đọc "Bên sông Ô Lâu" thì nhất định bạn nên đọc "Về Huế ăn cơm", để được thêm lần nữa qua những trang văn vừa mộc mạc gần gũi, vừa mênh mang da diết của Phi Tân, cảm về Huế sâu đậm hơn, với nhiều thích thú hơn. Bạn sẽ hiểu thế nào là "ăn" nỗi nhớ niềm thương, bởi "Về Huế ăn cơm" không chỉ viết về những đặc sản của ẩm thực bình dân xứ Huế như bún bò, bánh bột lọc, dưa hường, chột môn, con hến, con giông, cá phá, cá biển, cá đồng…, mà còn là vị Huế, hương Huế quyện cùng cái tình của người Huế, tạo thành  những món ngon "thấm đậm" rất Huế mà không nơi nào có…

"Người Hà Nội: chuyện ăn, chuyện uống một thời" (tác giả Vũ Thế Long): Dự kiến phát hành tháng 7-8/2021

Bước vào những trang sách của "Người Hà Nội - chuyện ăn, chuyện uống một thời", tựa như ngược dòng thời gian về những năm đầu của thế kỷ 20, để hồi tưởng, để khám phá một thời, người Hà Nội đã ăn uống, chế biến và sáng tạo ẩm thực ra sao, đã "đối xử" thế nào (cự tuyệt, đón nhận, hay thậm chí "đồng hóa") với những màu sắc ẩm thực mới lạ du nhập vào Thủ đô qua các luồng "di cư", giao lưu Đông - Tây, Nam - Bắc... Sự kết hợp giữa trải nghiệm cá nhân của một người sinh ra, lớn lên tại Hà Nội với sự tìm hiểu tỉ mỉ, kỹ càng của một nhà nghiên cứu từ những văn bản, hiện vật khảo cổ học đến tư liệu "sống" - là các cụ ông, cụ bà thế hệ trước đã đem đến cho độc giả một cuốn sách đầy ắp tư liệu mà vẫn sống động, vẫn rất "đời", để chúng ta cảm nhận được "chiều sâu" của ẩm thực Hà Nội, của bản sắc văn hóa Hà Nội trong suốt thế kỷ 20 đầy biến động.

Tủ sách Văn hóa Việt - Những màu sắc khác nhau trong đặc trưng văn hóa địa phương Việt Nam - Ảnh 6.

Những cuốn sách trong Tủ sách Văn hóa Việt đã xuất bản


PHƯƠNG ANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
4 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh