THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 08:05

Từ Kim Dung nghĩ về truyền bá văn hóa Việt

Đạt được địa vị đó, trong giới văn nghệ, hỏi được mấy người. Ở ta, theo tôi biết, tại khu vực phía Nam có hai nhà chuyên nghiên cứu về Kim Dung: Vũ Đức Sao Biển và Huỳnh Ngọc Chiến. Ở đây, trong bài viết này, chỉ xin đề cập đến một khía cạnh nhỏ về truyện Kim Dung và chuyện truyền bá băn hóa Việt Nam ra nước ngoài.

Sau khi đọc truyện và xem qua một số phim làm từ tác phẩm của Kim tiền bối, tôi nhận ra ông có biệt tài dựng nên những bi kịch về thân phận của con người. Mà bi kịch đó, dù ở thời đại nào, dân tộc nào... cũng na ná nhau mà thôi. Đó là bi kịch giữa khát vọng tự do. Là cuộc chiến giữa chính- tà, thiện -ác. Là bi kịch giữ tình yêu- lòng thù hận...vân vân...

Thành công lớn nhất của nhà văn Kim Dung, theo tôi là dựng lên những nhân vật điển hình cho bi kịch đó. Những nhân vật chính trong tác phẩm của Kim Dung, đều là những nhân vật của bi kịch thân phận, hiếm có nhân vật nào được toàn mãn. Từ Kiều Phong, Trương Vô Kỵ đến Lệnh Hồ Xung, Dương Quá... đều chịu ít nhiều đau khổ. Có người thì trọn đời đau khổ như Kiều Phong: người yêu chết bởi tay mình, không được dân tộc nào thừa nhận là người của họ...

Thế thì, dù võ nghệ có tuyệt thế, cũng chẳng có ý nghĩa gì! Trọn đời Kiều Phong cô độc ở giữa đồng loại. Thế mà vị huynh đài này từng sống hào sảng biết bao, ngang tàng biết bao! Rất nhiều nhân vật lớn của Kim Dung đều có một thân phận bi thương dù mỗi người một cách như vậy.

Cảnh phim “Thái sư Trần Thủ Độ” dù được đầu tư nhiều tiền nhưng vẫn không thành công.Cảnh phim “Thái sư Trần Thủ Độ” dù được đầu tư nhiều tiền nhưng vẫn không thành công.

Tóm lại, những nhân vật của ông trở thành biểu tượng cho nhân loại, vượt khỏi ranh giới quốc gia, văn hóa, thời đại.

Từ những nhân vật trong tác phẩm  của Kim Dung, lại nghĩ đến Việt Nam, để rồi buồn. Chúng ta chưa có những tác phẩm nào mô tả hấp dẫn, ẩn chứa những triết lý, tư tưởng và nền văn hóa của dân tộc Việt Nam, như những tác phẩm của Kim Dung. Văn học về lịch sử hay dã sử của chúng ta còn ít tác phẩm lớn, hay, dù sử chúng ta không thiếu "nguyên liệu".

Thử điểm danh, những truyện sử, những tiểu thuyết lịch sử của chúng ta, thì cũng mới có: Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, Trịnh -Nguyễn diễn chí, và một số tác phẩm lẻ tẻ khác. Nếu so với bề dày lịch sử nước nhà, quả là quá ít ỏi, khan hiếm! Nhưng, đó cũng chỉ là dạng truyện sử, chưa phải tiểu thuyết.

Theo tôi, tiểu thuyết mang tính khái quát cao,ẩn chứa tính tư tưởng- triết lý cao sâu, huyền diệu, điển hình và tạo ra những nhân vật mang tính biểu tượng nhiều hơn truyện sử. Vì truyện sử phải chân thật, bám sát, mô tả sự kiện lịch sử nên không thể bao quát, mô tả về thân phận con người như tiểu thuyết.

Thực tế, chúng ta cũng có những bộ tiểu thuyết võ hiệp như của tác giả Hồng Lĩnh Sơn, tác phẩm Ngang dọc một thời của Dương Ly... Nhưng công bằng và thực lòng mà nói, những tác phẩm đó chỉ mới dừng lại ở yếu tố chuyện kể về võ hiệp, chưa dựng lên được những thân phận người ẩn chứa, truyền tải tư tưởng- văn hóa của dân tộc.

Ví von một cách hài hước thì: Họ chỉ mới giỏi đánh đấm chứ chưa sống có cảm xúc, suy tư, chưa sống theo đúng nghĩa của nó, vì nhà văn chỉ miêu tả họ sơ sài, thiếu chiều sâu, ít sáng tạo- dụng công.

Bao giờ Việt Nam có những tác phẩm như Thiên long bát bộ, Tiếu ngạo giang hồ, Ỷ thiên đồ long ký... với những nhân vật lớn như Kiều Phong, Lệnh Hồ Xung, Trương Vô Kỵ?

Văn hóa, và những tác phẩm văn hóa, ẩn chứa một sức mạnh to lớn đằng sau sự mềm mại và những câu chuyện hấp dẫn, ly kỳ cuốn hút, say mê, lay động lòng người. Từ những tác phẩm võ hiệp có giá trị, những tác phẩm văn hóa lớn, thế giớ sẽ biết về Việt Nam nhiều hơn.

Dĩ nhiên từ đó nó sẽ kéo theo những hiệu ứng tích cực, có lợi lâu dài cho đất nước chúng ta. Văn hóa dân tộc, chính là gia sản, kho báu của dân tộc đó, là chìa khóa- con đường đưa chúng ta đến với nhân loại, hội nhập với thế giới mà không bị áp chế, hòa tan.

Muốn thế, chúng ta cần phải làm mới, sáng tạo và phát huy, quảng bá nền văn hóa của mình bằng những tác phẩm có giá trị. Để làm được điều đó, chúng ta cần có những nhà làm văn hóa có tâm, có tài. Chúng ta phải có những quản lý văn hóa, hoạch định những chiến lược phát triển văn hóa, những nhà làm nghệ thuật tầm cỡ để họ làm sứ giả văn hóa, đại sứ văn hóa, quảng bá cho văn hóa - lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Đó là cách bảo tồn hay nhất cho văn hóa Việt Nam. Đó là cách tự vệ hiệu quả nhất trước nguy cơ văn hóa chúng ta bị thôn tính và ô nhiễm văn hóa hiện nay. Để làm được điều đó, cần phải có cách nhìn mới về văn hóa mang tính thực tế và hiệu quả hơn nữa. Nghĩa là phải biết cách phát huy biến văn hóa thành một thứ hàng cao cấp, siêu lợi nhuận để kinh doanh, xuất khẩu.

Muốn thế, nền văn hóa của nước nhà ccần được chúng ta sáng tạo thêm nữa để quảng bá. 

Đức Khôi

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh