THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 03:05

Trưởng thành từ “lò luyện”

z4633814986333_f4d5302d02651e3878d915144bb16d93

Dòng suy nghĩ đó đưa tôi về những ngày của những năm 1999-2000, khi ấy tôi là phóng viên trẻ- được trải nghiệm- được “luyện” nghề trong một môi trường đầy thử thách, để rồi mỗi khi nhớ về nơi khởi đầu ấy, tôi có thể tự hào- rằng mình đã vượt qua nhờ “điểm tựa” là một tập thể và những cá nhân lãnh đạo tâm huyết, giỏi nghề của Báo Lao động & Xã hội mà Tổng biên tập Nguyễn Ngọc Niên là người đứng đầu!.  

Cơ duyên đầu tiên với tôi là được đầu quân tại Ban Quyền lợi công dân-Trưởng ban khi đó là Nhà báo Phí Văn Chiến- người nổi tiếng là nghiêm khắc với đội ngũ phóng viên, nhất là phóng viên trẻ mới vào nghề. Khi viết những dòng này, trong đầu tôi vẫn hiện lên 2 chữ “viết lại” mà Trưởng ban ghi bằng bút bi mực đỏ trên bản thảo bài viết mà không một gợi ý. Vậy là phải tự mình suy nghĩ, bổ sung; có những bài phải viết lại đến lần thứ 3 mới qua vòng một.

Quy trình xuất bản báo còn khâu rất quan trọng mà trong câu chuyện của đám phóng viên trẻ hay nhắc đến với 2 từ: “Máy soi” của phòng Thư ký tòa soạn, Trưởng ban khi đó là nhà báo Lê Quang (Hiện nay Nhà báo Lê Quang là Tổng biên tập Tạp chí Người cao tuổi). Cứ đến thứ Ba hằng tuần, tôi phải nộp bài cho chuyên mục “Chính sách BHXH, BHYT vào cuộc sống”- một chuyên mục phối hợp với BHYT Việt Nam và BHXH Việt Nam khi đó. Tôi như con “nợ” của chuyên mục này. Có lần nộp bài muộn, rồi bài viết sai số liệu và được nhà báo Lê Quang góp ý cách xử lý thông tin. Tôi quan sát và học hỏi được tính cần mẫn, trách nhiệm, cẩn trọng kiểm duyệt từng chi tiết trong mỗi bài viết của nghề thư ký.

Nơi đây gắn kết cho tôi có những người bạn thân quý trong nghề như chị Nguyễn Thu Hằng, anh  Bá Kiên, anh Thanh Phúc, bạn Nguyễn Thị Hà, em Hằng Nga... Mặc dù hơn 20 năm qua, mỗi người có một vị trí và công việc khác, nhưng chúng tôi vẫn giữ được sự kết nối bền chặt, luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau trong công việc và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với nhau.        

Rời Báo Lao động & Xã hội với “vốn liếng” là người gánh chuyên mục “Chính sách BHXH, BHYT vào cuộc sống” tôi đến với cơ duyên thứ 2 và gắn bó đến tận bây giờ đó tiếp tục làm việc trong môi trường báo chí gắn với thực hiện chính sách BHXH, BHYT, đó là Báo BHXH trước đây và bây giờ là Tạp chí BHXH.

Hai cơ duyên- cũng là những ân tình mà tôi luôn trân trọng và biết ơn.

Nguyễn Hải Hồng- Tổng biên tập Tạp chí BHXH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh