Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Sơn La:Chủ động kết nối cung, cầu thị trường lao động
- Bài thuốc hay
- 19:15 - 03/08/2020
Cũng theo bà Hoa, việc thực hiện chính sách BH thất nghiệp tại Sơn La trong thời gian qua thường xuyên nhận được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Sở LĐ-TB&XH tỉnh, Cục việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) và sự phối hợp của các đơn vị liên quan về chuyên môn nghiệp vụ. Trung tâm cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, tư vấn, tổ chức tiếp nhận hồ sơ giải quyết chính sách BH thất nghiệp kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. Nhờ đó, đã hỗ trợ NLĐ mất việc làm một phần thu nhập khi thất nghiệp, hỗ trợ NLĐ tham gia học nghề để nâng cao trình độ kỹ năng nghề hoặc chuyển đổi nghề nghiệp; tư vấn, giới thiệu việc làm để người thất nghiệp nhanh chóng tìm được việc làm mới…
Trong 6 tháng đầu năm 2020, tỷ lệ NLĐ thất nghiệp chuyển từ địa phương khác về Sơn La trong tổng số lao động thất nghiệp nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp chiếm 61%. Số lao động này chủ yếu làm việc tại các tỉnh: Thái Nguyên, Bình Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, Đồng Nai… Tỷ lệ người thất nghiệp thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau: Dân tộc Kinh 28%; Thái 47%; Mường 19%; còn lại là các dân tộc Dao, Nùng, Khơ mú, Tày…
Nguyên nhân thất nghiệp chủ yếu là do hết hạn hợp đồng, hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn chiếm 92%. Ngoài ra, có trường hợp mất việc làm do doanh nghiệp, tổ chức giải thể, phá sản, thay đổi cơ cấu, do NLĐ bị xử lý kỷ luật, sa thải theo Bộ luật Lao động 2012, không có trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật. NLĐ thất nghiệp chủ yếu là nhóm lao động giản đơn trong các lĩnh vực: may, thêu, lắp ráp, lao động trồng trọt, làm vườn; bán hàng, giúp việc gia đình, bảo vệ, đầu bếp, nhân viên tại các khách sạn…
So với năm 2019, do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, tình hình lao động thất nghiệp ở tỉnh Sơn La có một số biến động là: Số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN 6 tháng đầu năm 2020 tăng so với cùng kỳ năm 2019 là 60%, chủ yếu là lao động đi làm việc ở ngoại tỉnh trở về địa phương tại các công ty giày da, công ty may... một số NLĐ mất việc làm do doanh nghiệp, tổ chức giải thể, tinh giảm biên chế.
Bà Lò Thị Anh Hoa cho biết, công tác phối hợp giải quyết chế độ BH thất nghiệp giữa phòng BH thất nghiệp với các phòng chuyên môn của Trung tâm được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo nhanh chóng, đúng quy trình. Phòng Việc làm - Dạy nghề và thông tin thị trường lao động cung cấp các danh mục nghề đào tạo của Trung tâm để hướng nghề cho người thất nghiệp học tập nâng cao trình độ tay nghề, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động; tổ chức đào tạo nghề gắn với tạo việc làm theo nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra Trung tâm còn tư vấn cho lao động thất nghiệp về các thị trường XKLĐ như: Nhật Bản, Hàn Quốc... để lao động thất nghiệp nắm bắt cơ hội và lựa chọn việc làm, quay trở lại thị trường lao động.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn bộc lộ những khó khăn, vướng mắc là: Việc tuyển dụng, kí kết hợp đồng lao động ở một số doanh nghiệp, đơn vị còn chưa chặt chẽ về thời gian thử việc và làm việc chính thức. Việc cung cấp hợp đồng lao động đến tay NLĐ còn chậm. Một số đơn vị chưa kịp thời đóng BH cho lao động khi có việc làm. Có những trường hợp, NLĐ thiếu hiểu biết, chưa trung thực. Việc tư vấn giới thiệu việc làm giúp NLĐ sớm quay trở lại thị trường lao động còn khó khăn, do NLĐ không muốn đi làm xa, muốn tìm một công việc lương cao, gần nhà. Nhiều lao động thất nghiệp không có nhu cầu tìm kiếm việc làm mới.