CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:04

Trung tâm dịch vụ việc làm Ninh Bình: Cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động

 

 Trung tâm dịch vụ việc làm Ninh Bình.

 

Chính vì thế trung tâm đã trở thành nơi gửi gắm niềm tin của người lao động, cũng như các doanh nghiệp, góp phần quan trọng trong công tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.Trung tâm dịch vụ việc làm Ninh Bình là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở LĐ - TB&XH Ninh Bình, có chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, thu thập và cung ứng thông tin thị trường lao động, tổ chức hoạt động sàn giao dịch việc làm, và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động bị mất việc làm.Năm 2016, Trung tâm đã ổn định cơ cấu, tổ chức bộ máy chuyên môn nghiệp vụ, gồm 4 phòng chức năng (Phòng tổ chức hành chính tổng hợp, Phòng tư vấn giới thiệu việc làm dạy nghề; phòng thông tin thị trường lao động và phòng Bảo hiểm thất nghiệp). Tổng số CBVC và HĐLĐ: 31 người, trong đó có 26 CBVC có trình độ đại học, 2 viên chức trình độ cao đẳng và 1 viên chức có trình độ trung cấp.

Trong 6 tháng đầu năm thực hiện chức năng nhiệm vụ trọng tâm, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo sở và các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Trung tâm tổ chức thường xuyên hoạt động tra cứu, tìm kiếm thông tin thị trường lao động tại sàn giao dịch việc làm vào các ngày làm việc trong tuần, tổ chức 5 phiên giao dịch việc làm định kỳ vào ngày 3 hàng tháng. Bằng các hình thức quảng cáo trên thông tin đại chúng như đài báo, truyền hình Ninh Bình, tờ rơi, đặc biệt là các chỉ tiêu tuyển dụng được niêm yết tại các điểm sinh hoạt công cộng của các khu, cụm dân cư và phát thanh trên hệ thống đài phát thanh xã, phường, đã trực tiếp cung cấp thông tin, mục đích, ý nghĩa của các phiên giao dịch việc làm, các thông tin về cung cầu lao động, tạo điều kiện cho người lao động, người sử dụng lao động có cơ hội gặp gỡ phỏng vấn trực tiếp và ký kết hợp đồng tuyển dụng lao động tại sàn.

Tính đến ngày 20/6/2016, Trung tâm đã tư vấn được 4.303 lượt người đạt 122% chỉ tiêu kế hoạch năm (4.303 /3500). Trong đó: Tư vấn việc làm, học nghề là: 690 người; Tư vấn chính sách bảo hiểm thất nghiệp là 3.613; Trung tâm đã tổ chức 5 phiên giao dịch việc làm định kỳ. Tổng số đơn vị đăng ký tham gia tuyển dụng lao động tại sàn là 99 đơn vị. Chỉ tiêu tuyển dụng lao động của các đơn vị tại sàn là 5.547 lao động. Chỉ tiêu tuyển sinh học nghề là: 4.195 người. Kết quả, số lao động tham gia đăng ký tìm việc làm và phỏng vấn tại sàn là 900 người. Số lao động được tuyển dụng tại sàn là 438 người, chủ yếu vào làm việc tại các đơn vị như: Công ty TNHH Minh Đăng, Công ty xi măng hệ dưỡng, Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Lam Giang; Trường Nghề H13, H14...

Thực hiện chính sách BHTN cho người lao động, 6 tháng đầu năm tính đến ngày 31/5/2016 Trung tâm đã tiếp nhận 940 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp BHTN, đến nay đã thẩm định hồ sơ trình lãnh đạo sở ra quyết định cho 830 người đủ điều kiện hưởng trợ cấp BHTN. Tổng số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định hơn 7 tỷ đồng. Ngoài ra trung tâm còn tham dự đầy đủ các lớp tập huấn tư vấn giới thiệu việc làm và chính sách, chế độ bảo hiểm thất nghiệp do Cục Việc làm tổ chức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho CBVC.Ông Phạm Quang Hùng, Phó giám đốc Trung tâm cho biết: Để thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp, giới thiệu việc làm và dạy nghề trong thời gian tới, Trung tâm dịch vụ việc làm Ninh Bình tiếp tục đẩy mạnh tăng cường công tác tuyền truyền chính sách về BHTN, đưa phòng BHTN thuộc trung tâm và mạng lưới ủy thác, thực hiện chính sách BHTN đi vào hoạt động nề nếp, đạt hiệu quả. Bên cạnh đó mở rộng liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề trong công tác cung ứng lao động, tư vấn giới thiệu việc làm, tuyển sinh học nghề. Triển khai điều tra nắm bắt thông tin về lao động - việc làm trong tỉnh, nắm chắc cung cầu và biến động trên thị trường lao động để xây dựng kế hoạch chi tiết phục vụ phiên của sàn giao dịch việc làm định kỳ trọng điểm năm 2016 đạt hiệu quả. Phấn đấu giới thiệu và cung ứng lao động đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch. Đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động thông tin thị trường lao động, tổ chức bồi dưỡng công tác chuyên môn cho cán bộ tư vấn, đồng thời mỗi cán bộ viên chức phải tự học hỏi, rèn luyện và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn, nắm chắc chính sách lao động việc làm từ đó có cơ sở tư vấn đúng, chính xác theo luật định.

Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp tuyển dụng cùng với thông tin về nguồn cầu lao động và tạo nguồn cung từ các khu dân cư, cụm dân cư thông qua công tác điều tra nhằm kết nối có hiệu quả cung cầu lao động trên địa bàn. Mặt khác, chủ động tìm kiếm và khai thác thị trường lao động, chủ yếu là các  tỉnh, huyện có khu chế xuất, khu công nghiệp có khả năng thu hút nhiều lao động. Mở rộng quan hệ với các tổ chức, các doanh nghiệp, các trung tâm, phối hợp tuyển và giới thiệu, cung ứng lao động cho các đơn vị trong và ngoài tỉnh, kết hợp với xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở  ngoài nước. Xây dựng kế hoạch khảo sát nhu cầu tìm việc làm có yêu cầu về từng ngành nghề để triển khai kế hoạch đào tạo, liên kết đào tạo phù hợp với thực tiễn, tận dụng cơ sở vật chất sẵn có của trung tâm, kết hợp với liên doanh liên kết, tổ chức dạy nghề cho các đơn vị, cá nhân nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu trong nền kinh tế thị trường... trở thành chiếc cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và người lao động.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh