CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 10:37

Trung Quốc ban hành các chính sách hỗ trợ thị trường quá xa, tạo ra bong bóng tài chính khổng lồ

Trung Quốc đã tiến hành một nỗ lực sâu rộng để ngăn chặn sự đi xuống của thị trường chứng khoán. Từ đầu tháng 2, ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý ngoại hối, chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm đã triển khai hàng loạt biện pháp để đảm bảo đủ thanh khoản và giảm chi phí vay cho các công ty. 

Trong khi thị trường chứng khoán ổn định và lợi suất trái phiếu chính phủ ở mức thấp nhất từ năm 2002 là tin tốt cho các công ty đang muốn kêu gọi nguồn tiền, các chuyên gia cảnh báo rằng sự hưng phấn được kích hoạt bởi các biện pháp như vậy là khá nguy hiểm. Ban hành các chính sách hỗ trợ thị trường quá xa có thể khuyến khích giao dịch bùng nổ và tạo ra bong bóng khổng lồ như trong năm 2007 và 2015.

Đòn bẩy lớn trên thị trường chứng khoán cũng như khối lượng giao dịch hàng ngày tăng vọt là dấu hiệu rất rõ ràng. TTCK Trung Quốc đã xuất hiện hiện tượng vội vàng đầu tư vào quỹ tương hỗ, rót tiền vào các quỹ ETF mới hoặc mua các trái phiếu chuyển đổi có lợi suất cao hơn. Có lẽ, điều này đã dẫn đến việc quy mô của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ, nơi tràn ngập giao dịch đầu cơ, tăng hơn 20% kể từ mức thấp trong tháng trước.

"Giới chức mong muốn một thị trường khoẻ mạnh. Dù chúng ta có thể đạt được nó ở thời điểm hiện tại, nhưng lại có nguy cơ các giao dịch đã bị phóng đại lên quá mức nếu lợi nhuận tăng thêm nữa. Tốc độ phục hồi kinh tế vẫn là điều không chắc chắn", Zhang Yankun, nhà quản lý quỹ của Công ty quản lý đầu tư Hone Bắc Kinh, nói.

Tâm lý muốn mua vào mọi thứ ở Trung Quốc khiến thị trường này trở thành ngoại lệ trong bối cảnh hoảng loạn toàn cầu. Trong khi chứng khoán châu Á đỏ lửa thì chứng khoán Trung Quốc tăng vọt hôm 6/3, Shanghai Composite Index cũng giữ vững mức cao hơn so với những chỉ số khác trong khu vực. 

Dốc sức hỗ trợ thị trường để đẩy lùi rủi ro sụp đổ vì dịch bệnh, Trung Quốc đang tạo nên bong bóng tài chính khổng lồ? - Ảnh 1.

Đòn bẩy đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2016.

Những nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc từ lâu đã phải đối mặt khó khăn trong việc cân bằng hỗ trợ tăng trưởng mà không dẫn đến bong bóng. Việc kiểm soát vốn đã hạn chế các lựa chọn đầu tư của công dân nước này, có nghĩa là thanh khoản dư thừa thường chảy vào các tài sản trong nước như nhà ở, chứng khoán cũng như các lựa chọn kỳ lạ khác như tỏi, vải và một số loại trà.

Trong năm 2007, nền kinh tế phát triển bùng nổ, Shanghai Composite đã tăng gấp 4 lần. Đầu cơ điên cuồng đã nhanh chóng tạo ra công ty nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới sau IPO của PetroChina. Sau đó, thuế giao dịch tăng và hàng loạt đợt tăng lãi suất tạo ra bong bóng, sau đó thị trường lao dốc mạnh khi khủng hoảng tài chính nổ ra.

Năm 2015, nhà chức trách phải đối mặt với vấn đề nan giải tương tự và kết quả là thị trường chứng khoán tăng gấp đôi giá trị đến 10.000 tỷ USD trong 120 ngày. Những nỗ lực hạn chế giao dịch ký quỹ, bao gồm thắt chặt cho vay và rút tiền từ hệ thống tài chính khiến các nhà đầu tư hoảng sợ và Shanghai Composite sụp đổ hơn 40% chỉ trong vài tháng.

Đáng chú ý là lần này NHTW Trung Quốc đã thận trọng trong việc bơm quá nhiều thanh khoản. Họ không cung cấp thêm tiền mặt cho các hoạt động của thị trường tiền tệ trong vòng 14 ngày, không giống như động thái cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

Đảm bảo giá cổ phiếu có thể tiếp tục tăng với tốc độ ổn định là biện pháp hiệu quả để củng cố niềm tin của các nhà đầu tư cá nhân của Trung Quốc, những người thúc đẩy phần lớn giao dịch.

"Sự 'thịnh vượng ảo' mà chúng ta nhìn thấy ở thị trường vốn là rất cần thiết vào thời điểm nền kinh tế thực đang bị ảnh hưởng. Bạn cần ít nhất một điểm tựa để giữ vững tinh thần cho mọi người ", He Qi, nhà quản lý quỹ của Huatai-PineBridge, nói.

Tham khảo Bloomberg 

 
Dốc sức hỗ trợ thị trường để đẩy lùi rủi ro sụp đổ vì dịch bệnh, Trung Quốc đang tạo nên bong bóng tài chính khổng lồ? - Ảnh 4.
 

Vũ Hà

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh