Trung Đông nín thở cầu nguyện, Mỹ không còn đường lùi sau vụ sát hại tư lệnh cấp cao Iran
- Tây Y
- 04:27 - 06/01/2020
Rạng sáng 3/1, máy bay không người lái MQ-9 Reaper phóng nhiều quả tên lửa, giết chết tướng Soleimani và Abu Mahdi al-Muhandis, người sáng lập kiêm phó tư lệnh Lực lượng Tổng động viên Iraq (PMU) thân Iran, ngay trên lãnh thổ Iraq.
Vai trò của ông Soleimani thì Mỹ đã quá rõ, ông là một trong những tư lệnh quân đội quyền lực nhất ở Iran, được xem là kiến trúc sư trưởng bộ máy an ninh cả trong và ngoài Iran, đồng điều phối các hoạt động của quân đội Iran khắp Trung Đông, kể cả ở Syria, Iraq hay Lebanon, ông Soleimani từ lâu đã là "cái gai" trong mắt Washington.
Giới chức Mỹ coi vị tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds này là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất đối với các lợi ích của nước này trong khu vực. Quyết định của Tổng thống Trump và đòn không kích của Mỹ giết chết tướng Soleimani còn khiến toàn Trung Đông chấn động. Tehran tuyên bố sẽ trả thù cho cái chết của Soleimani, trong khi các đồng minh của Iran ở Iraq đang gây sức ép nhằm đẩy binh sĩ Mỹ khỏi nước này.
Theo giới quan sát, việc quân đội Mỹ tấn công tiêu diệt ông Soleimani theo lệnh Tổng thống Trump hôm 3/1 không chỉ làm leo thang căng thẳng giữa Teheran với Washington, mà còn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế cũng như gây chia rẽ trong nội bộ chính giới Mỹ.
Toan tính của Nhà Trắng có thể được hiểu là nhằm tái thiết lập khả năng răn đe, nhằm cho giới lãnh đạo Iran thấy các vụ tấn công tàu chở dầu tại vùng Vịnh, không kích cơ sở dầu mỏ trên lãnh thổ Saudi Arabia, các vụ tấn công vào công dân cũng như Đại sứ quán Mỹ ở Iraq sẽ bị trừng phạt.
Tuy nhiên, Đối với một vị Tổng thống từng nhắc đi nhắc lại quyết tâm rút chân nước Mỹ khỏi vũng lầy Trung Đông, thì cuộc không kích hôm 3/1 nhắm vào tư lệnh đầy quyền uy của Iran đồng nghĩa với việc sẽ chẳng thể có con đường rút lui nào cho nước Mỹ trong phần còn lại của nhiệm kỳ tổng thống, dù ông Trump có tái đắc cử vào năm 2020 hay không.
Với việc giết Soleimani, Mỹ phải đối mặt thách thức trong việc duy trì chỗ đứng tại khu vực, điều kiện quan trọng để họ tiếp tục cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trỗi dậy. Cuộc không kích giết chết tướng Iran ngay trên đất Iraq cho thấy Washington không coi trọng chính quyền ở Baghdad. Điều này sẽ khiến các chính trị gia thân Mỹ ở Iraq lâm vào thế khó khi muốn bảo vệ quyết định cho phép Mỹ hiện diện quân sự ở quốc gia này.
Sau vụ không kích diễn ra, Mỹ ồ ạt điều thêm lính đang trên đường tới Kuwait giữa lúc tình hình Trung Đông nóng giãy tiếp sau vụ tướng cấp cao Iran Soleimani bị giết trong vụ không kích của Mỹ ở sân bay quốc tế Baghdad, Iraq. Động thái diễn ra ngay cả khi Washington cảnh báo các công dân Mỹ rời khỏi Iraq "ngay lập tức" sau sự cố gây chấn động thế giới.
Nhiều hãng thông tấn trích dẫn lời các quan chức giấu tên thuộc Lầu Năm góc cho hay, toàn bộ Đội chiến đấu Lữ đoàn 1 thuộc Sư đoàn dù 82 của Không quân Mỹ đã lên đường tới căn cứ của nước này tại Kuwait.
Theo giới quan sát, việc quân đội Mỹ tấn công tiêu diệt ông Soleimani theo lệnh Tổng thống Trump hôm 3/1 không chỉ làm leo thang căng thẳng giữa Teheran với Washington, mà còn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế cũng như gây chia rẽ trong nội bộ chính giới Mỹ.
Rõ ràng cho dù bất cứ lý do gì, thì việc sát hại tướng Soleimani sẽ không bao giờ khiến Mỹ giải quyết được vấn đề, vì nếu Mỹ giết được lãnh đạo Iran thì ngượi lại Iran cũng sẽ làm điều tương tự với người Mỹ, và điều này chắc chắn sẽ đẩy Trung Đông vào bờ vực chiến tranh, đồng thời càng gây thêm thù oán giữa hai quốc gia lâu nay được coi là thù địch thêm trầm trọng.
Việc này sẽ khiến Mỹ không còn đường lùi trong chính sách ngoại giao với Iran, mà thay vào đó mọi thứ rất có thể sẽ chỉ được giải quyết thông qua bom đạn, tên lửa và chết chóc. Iran sẽ trả đũa, và đó chắc chắn sẽ là đòn thù khiến Mỹ và Đồng Minh nớp nớp lo sợ trong chờ đợi.