Trong quý IV/2023, TP.HCM dự kiến cần khoảng 75.500 - 81.500 chỗ làm việc
- Bài thuốc hay
- 07:08 - 28/09/2023
- Gần 4.000 vị trí việc làm chờ người lao động tại Ngày hội việc làm Đà Nẵng
- Hơn 21.000 vị trí việc làm cần tuyển tại Phiên Giao dịch việc làm trực tuyến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
- TP.HCM: Hơn 5.000 vị trí việc làm đang chờ người lao động
- TP.HCM chuẩn bị gần 5.000 vị trí việc làm mới cho công nhân PouYuen sắp bị sa thải
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM (Falmi) cho biết, trong quý III/2023, trung tâm thực hiện khảo sát chất lượng lao động và nhu cầu sử dụng lao động tại 9.755 doanh nghiệp với hơn 233.000 lao động đang làm việc.
Trong số này, 1.242 doanh nghiệp dự kiến cắt giảm việc làm của lao động trong năm 2023, chiếm 12,73% tổng doanh nghiệp khảo sát.
Hình thức cắt giảm lao động tập trung chủ yếu là giảm giờ làm việc trong ngày, cho lao động nghỉ luân phiên các ngày trong tuần (với 801 doanh nghiệp, chiếm gần 62% số doanh nghiệp dự kiến cắt giảm).
Ngoài ra, trong số 1.242 doanh nghiệp dự kiến cắt giảm việc làm, 121 doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm thời cho người lao động nghỉ việc có hỗ trợ một phần tiền lương, chiếm 9,34%; 122 doanh nghiệp tạm thời cho người lao động nghỉ việc không hỗ trợ tiền lương, chiếm 9,42%; 251 doanh nghiệp cho lao động thôi việc, chiếm 19,38%.
Trong 251 doanh nghiệp dự kiến cho lao động thôi việc, 33 doanh nghiệp trả lời sẽ có chính sách hỗ trợ người lao động dưới hình thức hỗ trợ chi phí mất việc làm, chiếm 13,15%; 4 doanh nghiệp trả lời sẽ cân đối hỗ trợ người lao động tùy khả năng tại thời điểm cắt giảm, chiếm 1,59%.
Tuy nhiên, trong 251 doanh nghiệp dự kiến cho lao động thôi việc, đến 214 doanh nghiệp trả lời không có chính sách hỗ trợ người lao động, chiếm 85,26%.
Trong quý III, Falmi đã khảo sát nhu cầu nhân lực của 14.540 lượt doanh nghiệp cho thấy, họ có nhu cầu tuyển dụng gần 70.000 chỗ làm việc.
Theo Falmi dự kiến, trong quý IV/2023, nền kinh tế TP.HCM cần khoảng 75.500-81.500 chỗ làm việc. Nhu cầu nhân lực tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ chiếm hơn 70,1% tổng nhu cầu nhân lực, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm gần 29,7%.
Về trình độ, trong quý IV, nhu cầu tuyển dụng lao động đã qua đào tạo chiếm 85,58%, trong đó trình độ trung cấp chiếm cao nhất với 27,7%, tiếp đến là cao đẳng 24,09% và đại học 20,37%.