THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:23

Trộm cắp cổ vật: Phải xứ lý nghiêm

Trộm cắp cổ vật: Phải xứ lý nghiêm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Theo các nhà sử học, hiện vật trái châu mà kẻ gian ăn trộm là sản phẩm gốm thuộc dòng gốm Cây Mai của Sài Gòn, có niên đại từ năm 1922. Trái châu được lắp trên nóc nhà văn bia giữa đôi rồng trong đồ án "lưỡng long tranh châu", nằm ngay vị trí trang trọng của Lăng Ông Bà Chiểu. Hiện vật này cao gần 1m, gồm: Đế, thân và đỉnh. Phần thân có hình trái châu được làm bằng gốm phủ men màu xanh ngọc, đặt trên đế có những họa tiết hết sức tinh xảo, vẫn còn nguyên vẹn từ màu sắc đến hình dáng, chất liệu…

Tại cơ quan công an, đối tượng trộm cắp khai nhận đã vái xin Tả quân rồi mới dám trèo lên lấy, sau đó đưa về nhà riêng ở thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) bán với giá 13 triệu đồng.

Trước đây, nạn trộm cắp cổ vật từng nhiều lần xảy ra. Cách đây 2 năm, một tượng bà Nguyệt trên mái đình của Di tích kiến trúc - nghệ thuật đình Khánh Hội (quận 4, TP. Hồ Chí Minh) cũng bị kẻ gian đánh cắp. Tiếp sau đó, một tượng ông Nhật và một tượng cá hóa long trên mái đình cũng "biến mất" không tìm lại được. Đây là những hiện vật được Hội đồng thẩm định xác định có niên đại vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cũng bằng chất liệu gốm Cây Mai, giá trị gần 1 tỷ đồng.

Hồi tháng 4 năm nay, ở đình Linh Tây (quận Thủ Đức), một bức tranh cổ (kích thước 80x50x15cm) nặng khoảng 50kg bằng gốm men xanh, có đề tài Tứ Linh (Long, Lân, Quy, Phụng) đặt tại chánh điện, rất có giá trị cũng bị kẻ gian cuỗm đi mất.

Chuyện mất cắp cổ vật tại những di tích như: Lăng miếu, đình, chùa... đang làm đau đầu cơ quan văn hóa và ban quản lý các khu di tích tại TP. Hồ Chí Minh. Một trong những nguyên nhân là lực lượng bảo vệ tại những nơi này rất ít, cộng với hệ thống trang thiết bị kỹ thuật để theo dõi, giám sát còn thiếu thốn đều do kinh phí quá hạn hẹp.

Được biết, ngay sau vụ mất cắp trái châu gần 100 tuổi ở Lăng Ông Bà Chiểu, Sở VH-TT TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản yêu cầu các đình chùa, di tích và đơn vị liên quan trên địa bàn tăng cường gắn camera và công tác phòng cháy chữa cháy, tuần tra bảo vệ. Bên cạnh đó, một số chuyên gia sử học, khảo cổ học đã đề nghị có các hình thức xã hội hóa công tác bảo vệ cổ vật ở các di tích, nhằm huy động nguồn lực từ người dân và các nhà tài trợ. Đó là đề xuất cần được các cơ quan quản lý lưu tâm. Bởi một khi gánh nặng ngân sách nhà nước được chia sẻ với các nguồn lực từ bên ngoài thì việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích sẽ ngày càng tốt hơn.

BẢO KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh