THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:33

"Trên đỉnh Trường Sơn": Khẳng định bản lĩnh và nghệ thuật quân sự Việt Nam

Chiến thắng Đường 9-Nam Lào năm 1971 là một trong những sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược, tạo thế và lực cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Không chỉ là một chiến dịch thông thường, Đường 9 – Nam Lào còn là chiến dịch có tính xoay chuyển cục diện, cũng là một trong những chiến dịch lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thể hiện đỉnh cao trí tuệ, ý chí kiên cường, lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, hy sinh và trên tất cả là truyền thống độc lập dân tộc Việt Nam.

"Ta sẽ đánh, đánh những đòn sét đánh

 Lũ diều hâu phải rã cánh tan đầu.

Tổ quốc giục. Không sợ dài lâu, ta quyết manh lớn mạnh

Mở con đường Hồ Chí Minh sáng đến mai sau…"

                                                                 (Bài ca xuân 71 - Tố Hữu)

"Trên đỉnh Trường Sơn": Khẳng định bản lĩnh và nghệ thuật quân sự Việt Nam - Ảnh 1.

Tháng 1 năm 1971, quân địch mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 với ý đồ chặn đứng con đường vận tải chiến lược chi viện từ Bắc vào Nam qua đường Trường Sơn. Địch huy động một lực lượng lớn bộ binh tinh nhuệ cùng với vũ khí hiện đại của Mỹ như xe tăng, pháo, máy bay để thực hiện được mục tiêu chiến lược của Lam Sơn 719 là đẩy mạnh Việt Nam hoá chiến tranh. Chúng ta đã phán đoán âm mưu của địch ra sao? Tin tức tình báo có ý nghĩa gì trong việc khẳng định phán đoán đó của Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tham mưu?  Trước sự tấn công của kẻ thù, Tổng hành dinh đã có kế sách mang tính chiến lược như thế nào? Vì sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp hai lần bí mật vào tận chiến trường? Các sư đoàn của chúng ta bố trí thế trận ra sao? Làm thế nào để ta giữ bí mật sự chuẩn bị lực lượng? Vì sao máy bay trực thăng Mỹ liên tục rơi rụng một cách bất ngờ? Vì sao đây được gọi là cuộc phản công xoay chuyển cục diện? 

Hàng loạt những câu hỏi lịch sử này sẽ được giải đáp trong chương trình "Trên đỉnh Trường Sơn". Không chỉ bảo vệ được con đường vận tải chiến lược mang tên Đường mòn Hồ Chí Minh, với chiến thắng này, Quân Giải phóng đã đưa nghệ thuật tác chiến phản công lên một trình độ cao và hoàn thiện. Đó là nghệ thuật lập thế ta, phá thế địch; nghệ thuật phối hợp ăn ý và hiệu quả cao về tác chiến chiến dịch giữa lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ, khẳng định bản lĩnh và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Các cuộc phỏng vấn được đan cài xen kẽ trong chương trình mang đến nhiều góc nhìn mới mẻ, từ đó trả lời câu hỏi "Vì sao đứng trước sự tấn công và lực lượng mạnh của quân địch trong chiến dịch Lam Sơn 719, Quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường để giành thắng lợi mang tầm vóc, ý nghĩa như vậy?.

Theo dõi chương trình, khán giả sẽ cùng lắng nghe lại những ca khúc đầy cảm xúc với âm hưởng hào hùng, được nhiều thế hệ khán giả yêu, nhớ, và say mê hát như: Bước chân trên dải Trường Sơn (Vũ Trọng Hối), Anh vẫn hành quân (Huy Du), Đường Trường Sơn xe anh qua (Văn Dung), Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn (Hoàng Hà), Tình ca (Hoàng Việt)… qua cách thể hiện mới của những giọng ca trẻ như Đông Hùng, Lan Anh, Viết Danh, Cẩm Tú, Kiều Minh…

Đường dài đi giữa Trường Sơn

 Nghe vọng bài ca đất nước

 Đất Nước!

Bốn ngàn năm không nghỉ

 Những đạo quân song song cùng lịch sử

Đi suốt thời gian, đi suốt không gian

 Sừng sững dưới trời anh dũng hiên ngang

 Đất Nước!

                               (Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi! - Nam Hà)

50 năm là một khoảng thời gian dài, nhiều câu chuyện có thể bị lãng quên, nhưng chỉ cần chúng ta vẫn còn nhớ đến thì lịch sử sẽ luôn sống mãi. Những bài học không bao giờ cũ từ chiến thắng Đường 9 – Nam Lào như lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh chính là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đặt trong bối cảnh thời đại, chỉ cần giữ vững những truyền thống quý báu đó, cho dù đứng trước những khó khăn như đại dịch, khủng hoảng kinh tế,…, chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua một cách mạnh mẽ, tạo động lực mới và niềm tin sâu sắc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, thực hiện những khát vọng Việt Nam như Đại hội Đảng lần thứ 13 đã nêu.

"Ta sẽ khai những mỏ dầu, mỏ sắt

 Đóng những con tàu đi khắp đại dương

Nhưng phải luyện những con người đẹp nhất

Biết căm thù và biết yêu thương."

                                                                     (Bài ca xuân 71 - Tố Hữu)

MINH VŨ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh