CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:14

Trẻ em cùng nghệ nhân "giữ lửa" Trung thu truyền thống giữa lòng Hà Nội

Nặn tò he, làm cốm mới, trẻ em cùng nghệ nhân thắp lửa thu xưa - Ảnh 1.

Trẻ em vui Trung thu, mê mải xem múa lân

Thắp lửa thu xưa

Những trò chơi dân gian từng theo suốt cả một trời thơ bé của thế hệ 7X, 8X, như: ô ăn quan, kéo co, đánh quay, nặn tò he, làm cào cào bằng lá dừa… nhiều năm qua được tại hiện ngay giữa lòng Hà Nội, và đặc biệt, luôn thu hút vô cùng đông đảo phụ huynh và trẻ em đến để trực tiếp trải nghiệm, vui chơi các trò chơi dân gian.

Trong hai ngày 26, 27/9, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, những trò chơi truyền thống tưởng như chỉ còn trong ký ức bao thế hệ người Việt, đã được tái hiện lại vẹn nguyên và náo nhiệt với sự tham gia của hàng trăm em nhỏ và phụ huynh, với hàng chục nghệ nhân sẵn sàng giúp trẻ hòa mình mê mải vào các trò chơi hấp dẫn ấy.

Nặn tò he, làm cốm mới, trẻ em cùng nghệ nhân thắp lửa thu xưa - Ảnh 2.

Nghệ nhân Phùng Đình Giáp hướng dẫn các em nhỏ nặn phỗng đất

Nặn tò he, làm cốm mới, trẻ em cùng nghệ nhân thắp lửa thu xưa - Ảnh 3.

Phụ huynh và trẻ em đứng xem các trò chơi dân gian

Đặc biệt, điều cuốn hút tuổi thơ là trong dịp này các em có cơ hội được các nghệ nhân dân gian hướng dẫn để tự tay làm các đồ chơi Trung thu truyền thống.

Gồm các hoạt động phong phú như: làm đèn ông sao, đèn kéo quân, ông tiến sĩ giấy, mặt nạ giấy bồi...; nặn hoa quả bằng bột, nặn tò he; làm hoa giấy, phỗng đất; sáng tạo đồ chơi bằng lá... Qua đó, giáo dục thế hệ trẻ trân quý và giữ gìn những nét văn hóa cổ truyền.

Nặn tò he, làm cốm mới, trẻ em cùng nghệ nhân thắp lửa thu xưa - Ảnh 4.

Các bé được học làm hoa giấy

Nặn tò he, làm cốm mới, trẻ em cùng nghệ nhân thắp lửa thu xưa - Ảnh 5.

Các tác phẩm phỗng đất nhỏ xinh

Chị Hoàng Mai, Quận Hoàn Kiếm cho biết, trung thu năm nào chị cũng dưa các con đến đây đẻ các bé được chơi, được thưởng thức các trò dân gian độc đáo.

"Hẳn nhiều bậc cha mẹ cũng muốn con mình có được cái tết Trung thu tròn ước mơ, một cái Tết mà trẻ được chơi phá cỗ, đón trăng, được tự làm lồng đèn, chơi ô ăn quan, nặn tò he, ném còn, được bố mẹ chia bánh, kể chuyện chị Hằng, chú Cuội…", chị nói.

Nặn tò he, làm cốm mới, trẻ em cùng nghệ nhân thắp lửa thu xưa - Ảnh 6.

Cốm làng Vòng hấp dẫn trẻ em

Nét đẹp của Tết Trung thu xưa được các nghệ nhân truyền tải cho các em nhỏ, giúp bé nặn tò he; chơi ô ăn quan, làm hoa từ lá dừa.v.v… những giá trị truyền thống của ngày hội xa xưa ấy, nhờ vậy chắt chiu gìn giữ, và ươm mầm trong lòng trẻ em khi các em được trực tiếp tham gia vào hàng loạt các trò chơi hấp dẫn ấy.

Nặn tò he, làm cốm mới, trẻ em cùng nghệ nhân thắp lửa thu xưa - Ảnh 7.

Phong phú các trò chơi Trung thu dân gian

Ngoài ra, các em nhỏ còn được tham gia nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như chơi chuyền, nhảy dây, kéo co, đi cà kheo, nối thúng, đi goòng, ô ăn quan, ném lon, ném vòng...; tham quan các gian hàng ẩm thực như giã và sàng sẩy cốm, làm bánh dẻo...

Nghệ nhân làm cốm vòng, bà Nguyễn Thị Hòa năm nay hơn 65 tuổi, tham gia với gian hàng cốm làng Vòng nhỏ xinh, bày biện từng bó lúa, rơm xanh thơm phúc, cùng mẹt, sàng, lá sen… để các em nhỏ cùng sàng sảy, hòa nhịp vào quy trình làm cốm dẻo thơm.

Nặn tò he, làm cốm mới, trẻ em cùng nghệ nhân thắp lửa thu xưa - Ảnh 8.

Các em nhỏ được tham gia vui múa lân

Nặn tò he, làm cốm mới, trẻ em cùng nghệ nhân thắp lửa thu xưa - Ảnh 9.

Sảnh Bảo tàng Dân tộc học kín mít trẻ em xem múa lân

Bà vui lắm, cho biết năm nào bà cũng tham gia chương trình lưu giữ nét thu xưa của Bảo tàng tổ chức, để đem đến cho thế hệ trẻ những dấu ấn khó phai về bản sắc và truyền thống xưa qua những hạt cốm thơm gói được trong lá sen, từng "vương vấn suốt tuổi thơ thế hệ tôi, và tôi yêu nghề truyền thống này, tham gia chương trình để cùng các nghệ nhân khác, "giữ lửa" Tết trung thu cổ truyền", nghệ nhân Nguyễn Thị Hòa chia sẻ.

Bà An Thu Trà, Phó trưởng phòng Trưng bày truyền thông công chúng (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) cho biết số lượng nghệ nhân thủ công trong chương trình trung thu năm nay phải giảm đi một nửa do ảnh hưởng của Covid-1,9 nhưng không ảnh hưởng đến việc truyền tải thông điệp của Tết Trung thu.

"Năm nay, với chủ đề "Người giữ lửa trung thu", chúng tôi không chỉ muốn tôn vinh những nghệ nhân tâm huyết lâu năm với nghề, những người "giữ lửa" Tết trung thu cổ truyền, mà còn giúp du khách và các em nhỏ tìm hiểu sự phong phú, đa dạng của tết trung thu xưa, khi được trực tiếp cùng nghệ nhân hướng dẫn các trò chơi dân gian…", bà Trà nhấn mạnh.

Mặc dù trời mưa, vẫn thu hút đông đảo du khách và trẻ em đến vui chơi các trò chơi dân gian Trung thu cổ truyền

Và ngoài sân, ngay khi trẻ con vẫn đang miệt mài nặn tò he, nặn hoa quả bằng bột, làm hoa giấy, phỗng đất… thì múa lân rộn rã với tiếng trống tưng bừng ngay trước sảnh Bảo tàng nổi lên. Hàng trăm đưa bé nô nức lao ra như trẩy hội, ngồi cả một "biển người" khắp dưới sảnh để xem múa lân. 

Và thú vị hơn cả, là các em cùng được lên múa, hát, tham gia trực tiếp, tạo thành một không gian tưng bừng như trẩy hội.

Và như thế, Tết Trung thu thực sự đã về, thắp lên trong lòng con trẻ những ngày vui như cổ tích. "Rộn ràng khắp các ngả đường/Đèn ông sao sáng phố phường Thủ đô…"

Thành Công

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh