THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:09

travel blogger Thắng Cuội: Tôi đi du lịch ở Lý Sơn hay Singapore đều có kế hoạch vừa vặn túi tiền

Hạnh phúc với mỗi chuyến đi, được thỏa sức vùng vẫy với gió, nước, mây, trời, cứ được bước ra ngoài và khám phá thế giới đã là một niềm vui với travel blogger Thắng Cuội. Sinh năm 1993, chàng trai Lạng Sơn với niềm đam mê du lịch mãnh liệt hiện tại đang sinh sống và làm việc ở TP. Hồ Chí Minh.

Đi du lịch tiết kiệm không có nghĩa là cực khổ!

Bắt đầu từ chuyến đi vào Huế một mình khi còn là sinh viên năm thứ 2 trường Học viện Báo chí & Tuyên truyền, Thắng Cuội đã ôm niềm đam mê du lịch đến bây giờ. Tò mò thấy ai ai cũng đi du lịch, anh cũng "đánh liều" xem đi du lịch có gì mà vui thế. Nhớ lại chuyến đi đầu tiên, chọn phương tiện là ô tô giường nằm để đến thành phố cách Hà Nội gần 700km, anh vô cùng biết ơn sự liều lĩnh của bản thân.

Đối với Thắng Cuội, đi du lịch không cần phải ở nơi sang trọng, du lịch không nhất nhất là đi nghỉ dưỡng. Nhiều người cứ gàn anh "đi du lịch mà khổ cực thì đi làm gì" nhưng trong thâm tâm của Thắng, mỗi người có một cách sống khác nhau, một trải nghiệm cuộc sống khác nhau. Cách mà anh đi du lịch không phải là chịu khổ, nhịn đói như mọi người tưởng tượng.

Trước mỗi chuyến đi, anh đều lên kế hoạch từ trước và sắp xếp mọi thứ sao cho hợp lý nhất để "vừa vặn" với số tiền mình có. Nhờ những chuyến đi như vậy, Thắng tích lũy cho mình thêm nhiều kinh nghiệm trong việc lên lịch trình, giải quyết những vấn đề phát sinh trong chuyến đi và anh luôn được bạn bè tin tưởng, phân công làm leader trong những chuyến đi đông đủ với bạn bè.

Chuyến đi Sa Pa của travel blogger Thắng Cuội. Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng.

Những chuyến đi của Thắng Cuội đến thời điểm hiện tại, ngay cả khi điều kiện tài chính tốt hơn, vẫn mang những nét bụi bụi đặc trưng giống như tính cách trước giờ của anh – luôn thoải mái, hài hước và có chút gì đó hoang dại. Thắng vẫn chọn ở hostel khi đi Nhật hoặc đi Hàn, sử dụng tối đa các phương tiện giao thông công cộng để tiết kiệm thời gian. Thậm chí, đã có những lần anh phải ngủ trên xe bus 1 đêm.

Chuyến đi Buôn Ma Thuột 3N2Đ vào đầu tháng 6 vừa rồi của anh cũng áp dụng chính sách tiết kiệm như vậy. Anh tiết lộ mình chỉ chọn 1 đêm ngủ ở chỗ đẹp, 1 đêm ở chỗ bình dân vừa để thỏa mãn nhu cầu nghỉ dưỡng, check-in, vừa để tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, anh luôn dự trù kinh phí trước mỗi chuyến đi và mang theo một khoản nhỏ đề phòng chi phí phát sinh.

Săn vé máy bay giá rẻ cũng giúp ích rất nhiều cho một chuyến đi tiết kiệm. Giá vé khứ hồi bình thường bay từ Hà Nội vào Buôn Ma Thuột khoảng 3-4 triệu/vé, nhưng bạn có thể chọn bay vào Sài Gòn và sau đó đi xe khách lên Buôn Ma Thuột với giá vé 2 chiều là 480.000. Lợi thế của những chuyến đi trong khoảng thời gian kích cầu du lịch này là vé may bay khá rẻ. Thắng Cuội cho biết vé máy bay khứ hồi từ Hà Nội vào Sài Gòn thời gian này chỉ khoảng 1,4 triệu, vậy là bạn đã có thể tiết kiệm được 1 triệu rồi.

Chuyến đi Buôn Ma Thuột của travel blogger Thắng Cuội. Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng.

Những kỷ niệm "dở khóc dở cười"

Thắng Cuội chưa bao giờ tự nhận mình là một travel blogger, anh nói đơn giản chỉ là mình thích đi du lịch và sau đó muốn chia sẻ lại những kinh nghiệm, những trải nghiệm cho các bạn khác. Khi được hỏi đến những kỉ niệm, Thắng Cuội vui vẻ kể lại "tất tần tật" những chuyện dở khóc dở cười trong mỗi chuyến đi của mình.

Anh nhớ lại chuyến đi Lý Sơn vào tháng 3/2018. Cả nhóm vừa đến Đảo Bé, còn chưa kịp chụp ảnh thì mây đen kéo đến, và ngay sau đó, nhận được tin mọi người ở đất liền gọi về khẩn cấp. Còn khi về đến Đảo Lớn, tất cả lại nhận được tin dữ có thể ngày mai biển động, có thể sẽ cấm tàu thuyền, không có thuyền quay lại cảng Sa Kỳ. Trong lòng rối ren, vé máy bay đã đặt, chưa kể có việc gấp ở Hà Nội, không thể lùi lịch lại, cả nhóm ôm nhau cầu trời khấn phật hy vọng chưa có gì xảy ra. May mắn thay, kế hoạch vẫn diễn ra bình thường.

Từ chuyện bị cả đoàn bỏ quên ở WC Singapore đến sự cố biển động không may ở Lý Sơn, travel blogger Thắng Cuội: Tôi không đi du lịch khổ cực như mọi người nghĩ mà là đi tiết kiệm, biết lên kế hoạch - Ảnh 3.

Chuyến đi Lý Sơn của travel blogger Thắng Cuội. Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng.

Từ chuyện bị cả đoàn bỏ quên ở WC Singapore đến sự cố biển động không may ở Lý Sơn, travel blogger Thắng Cuội: Tôi không đi du lịch khổ cực như mọi người nghĩ mà là đi tiết kiệm, biết lên kế hoạch - Ảnh 4.

Chuyến đi Lý Sơn của travel blogger Thắng Cuội. Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng.

Từ chuyện bị cả đoàn bỏ quên ở WC Singapore đến sự cố biển động không may ở Lý Sơn, travel blogger Thắng Cuội: Tôi không đi du lịch khổ cực như mọi người nghĩ mà là đi tiết kiệm, biết lên kế hoạch - Ảnh 5.

Chuyến đi Lý Sơn của travel blogger Thắng Cuội. Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng.

Từ chuyện bị cả đoàn bỏ quên ở WC Singapore đến sự cố biển động không may ở Lý Sơn, travel blogger Thắng Cuội: Tôi không đi du lịch khổ cực như mọi người nghĩ mà là đi tiết kiệm, biết lên kế hoạch - Ảnh 6.

Chuyến đi Lý Sơn của travel blogger Thắng Cuội. Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng.

Từ chuyện bị cả đoàn bỏ quên ở WC Singapore đến sự cố biển động không may ở Lý Sơn, travel blogger Thắng Cuội: Tôi không đi du lịch khổ cực như mọi người nghĩ mà là đi tiết kiệm, biết lên kế hoạch - Ảnh 7.

Chuyến đi Lý Sơn của travel blogger Thắng Cuội. Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng.

Hay như chuyến đi nước ngoài đầu tiên cùng công ty đến Singapore năm 2016, Thắng Cuội đã rơi vào một tình cảnh vô cùng tréo ngoe khi bị mọi người trong đoàn "bỏ quên". Anh thật lòng chia sẻ là sau khi đi "giải quyết nỗi buồn" cùng một đồng nghiệp ở trạm MRT, bước ra ngoài thì không còn thấy một ai trong công ty. 

Vô cùng hoảng loạn, không một ai đợi, điện thoại không dùng sim, không 3G, không biết tiếng Anh, hai chị em loay hoay không biết phải làm thế nào. Nhưng may mắn nhớ được địa chỉ 18 Geyleng "ăn cháo ếch ngon lắm", hai chị em vừa đi vừa hỏi, chân tay khua loạn xạ và cuối cùng cũng được gặp cả team đang ăn cháo ếch. Thậm chí, mọi người trong đoàn có một niềm tin rất lớn rằng Thắng chắc chắn không lạc được và chẳng hề mảy may lo lắng.

Tiếng Anh tuy không giỏi nhưng Thắng tự nhận mình là một người nhìn đường rất chuẩn. Anh kể lại chuyến đi Kohsamui đầy "sóng gió". Vì muốn tiết kiệm tiền, thay vì bay thẳng từ Bangkok đến Kohsamui, anh chọn chuyến bay đến một thành phố khác, sau đó đi bus 40 phút, đi tàu 1 tiếng, tiếp tục đi xe khách 40 phút mới đến được Kohsamui. 

Thắng Cuội cũng chia sẻ anh khá thích các bộ môn mạo hiểm như chơi dù lượn dưới biển hay trên đồi. Giá dù lượn ở biển khoảng 700.000-800.000/người, giá dù lượn trên đồi 1,5 triệu có kèm người bay.  

Chuyến bay dù lượn ở Đà Tẻh gần Đà Lạt của travel blogger Thắng Cuội. Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng.

Đối với Thắng Cuội, làm travel blogger không mang lại nhiều về mặt kinh tế cho anh nhưng về những kinh nghiệm quý báu thì rất nhiều. Trong giai đoạn đại dịch Covid-19 và cả nước cùng thực hiện giãn cách xã hội theo Nghị định 16 của Thủ tướng, anh nhận thấy giai đoạn đó giống như một dấu chấm phẩy để ngành du lịch "nghỉ ngơi", thiên nhiên hồi phục cảnh quan, con người tỉnh thức học thêm những điều mới mà thôi. 

Đi nhiều nước trên thế giới, anh vẫn luôn dành tình cảm đặc biệt với du lịch nước nhà. "Biển Việt Nam đẹp lắm mà mình quảng bá chưa tốt nên khách nước ngoài họ chưa tới nhiều. Mình hy vọng sau giai đoạn nghỉ ngơi vừa rồi, du lịch Việt Nam sẽ còn phát triển gấp 10, gấp 20 lần so với trước kia".

Ninh Linh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh