CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:11

Trà Vinh: Thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội - trẻ em và bình đẳng giới

Đạt kết quả tốt trong công tác bảo trợ xã hội.

Giải quyết trợ cấp xã hội hàng tháng cho trên 33.200 đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng, với tổng kinh phí lũy kế đến nay khoảng 156 tỷ đồng; thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội; hỗ trợ sinh hoạt phí hàng tháng cho nghệ nhân ưu tú. Phối hợp với cơ quan BHXH tỉnh in, cấp 25.287 thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng bảo trợ xã hội, người tâm thần, người nhiễm HIV với tổng kinh phí trên 18 tỷ đồng; cấp 785 thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng thuộ hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình, với mức trợ 30% , tổng số tiền là 160 triệu đồng; Phối hợp thăm và tặng quà của Chủ tịch Nước cho 48 cụ 100 tuổi, tặng quà của Chủ tịch UBND tỉnh cho 687 cụ 90 tuổi, với tổng số tiền là 354 triệu đồng.

 

Sở LĐ- TB&XH tỉnh Trà Vinh thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội - trẻ em và bình đẳng giới.


Tổ chức 25 lớp tập huấn, bồi dưỡng về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và kiến thức về nghề công tác xã hội, có tổng 2.100 đại biểu là cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, xã, phường và cộng tác viên cấp ấp, khóm tham dự; Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội tại các huyện, thị xã, thành phố. Phối hợp Bưu điện tỉnh ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ chi trả chính sách trợ giúp xã hội và hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội thông qua hệ thống Bưu điện. Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình nghị sự về phát triển bền vững ngành LĐ – TB&XH đến năm 2030 theo Quyết định 935/QĐ-LĐTBXH ngày 19/7/2018 của Bộ LĐ–TB&XH.

Trung tâm Bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng 116 người tại Trung tâm (42 người cao tuổi, 58 người thần kinh tâm thần đặc biệt nặng, 16 em mồ côi cha mẹ, khuyết tật nặng). Tiếp nhận quà và tiền mặt từ các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện trong và ngoài tỉnh đến thăm Trung tâm với tổng số tiền và hiện vật trị giá 905.045.613 đồng; các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện trong và ngoài tỉnh ủng hộ gần 3 tỷ đồng điều trị bệnh cho Bé Bích. Đưa 1.819 lượt người cao tuổi, người thần kinh tâm thần, trẻ mồ côi khám bệnh định kỳ; tổ chức cho các em là trẻ mồ côi, khuyết tật tham dự Hội trại Xuân năm 2018 tại Khu du lịch Đầm Sen, TP.HCM; tập vật lý trị liệu cho 17 người cao tuổi và 05 trẻ em. Dạy chữ cho 09 trẻ em mồ côi và dạy nghề cho 29 người thần kinh tâm thần, hoàn thành 338 sản phẩm (khay) và bàn giao cho Cơ sở Văn Chất.

Thực hiện tốt ông tác Trẻ em và Bình đẳng giới.

Tổ chức 05 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cung cấp dịch vụ, người làm công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh có 313 đại biểu dự; 04 lớp tập huấn phần mềm quản lý trẻ em cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện, thị xã, thành phố và cấp xã, phường, thị trấn, có 115 đại biểu dự. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em như: Lễ phát động tháng hành động vì trẻ em cấp tỉnh, tặng 300 phần quà cho trẻ em nghèo vượt khó học giỏi, 40 suất học bỗng và góc học tập trị giá từ 500.000 đồng -1.000.000 đồng. Triển khai xây dựng 50 hồ chứa nước do tổ chức Ourtrich tài trợ cho các hộ gia đình có trẻ em nghèo tại huyện Duyên Hải.

Tổ chức Chương trình “cặp lá yêu thương”, vận động được nhiều doanh nghiệp và mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh ủng hộ 70 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.


Phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức truyền hình trực tiếp Chương trình “cặp lá yêu thương”, vận động được nhiều doanh nghiệp và mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh ủng hộ 70 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Phối hợp với huyện đoàn Thị xã Duyên Hải tặng 120 phần quà nhân chiến dịch tình nguyện hè năm 2018. Vận động nhà tài trợ Quỹ Hiểu về trái tim hỗ trợ 01 ca trẻ em bị tim bẩm sinh với số tiền là 40.000.000 đồng.

Phối hợp với cơ quan BHXH tỉnh in, cấp 103.339 thẻ  bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, với tổng số tiền là 75.823.654.050 đồng. Triển khai hoạt động mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em của Văn phòng tư vấn bảo vệ trẻ em huyện Càng Long; nhân bản 900 cuốn Luật trẻ em và in 140 băng rôn, 03 pano tuyên truyền công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho Văn phòng tư vấn bảo vệ trẻ em huyện Càng Long.

Tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh. Tổ chức 09 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2018 cho huyện, thị xã, thành phố, có 295 lượt người dự; 14 lớp tập huấn kỹ năng làm việc cho cán bộ làm việc với nam giới gây bạo lực, có 661 lượt người dự; 02 cuộc nói chuyện chuyên đề về pháp luật bình đẳng giới tại Trường PTTH Tam Ngãi, Cầu Kè; Phối hợp trường Đại học Trà Vinh nói chuyện chuyên đề kết hơp thi diễn tiểu phẩm về bình đẳng giới, có 570 lượt sinh viên gia. Triển khai mô hình địa chỉ tin cậy nhà tạm lánh tại xã Long Đức, TP Trà Vinh, thành lập 12 địa chỉ tin cậy ở 12 ấp của xã.

Hỗ trợ xây dựng, vận hành mô hình: “Trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực” tại Trường THCS phường 1, thị xã Duyên Hải, trang bị và  đưa vào hoạt động phòng tư vấn học đường tại trường. Tổ chức Hội thi tuyên truyền về giới, Bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới cấp tỉnh, có 11 đơn vị tham gia (9 huyện, thị xã, thành phố, và Công an tỉnh, Trường Đại học Trà Vinh), có 55 thí sinh tham dự.

 

Năm 2019 sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới lồng ghép với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Đặt chỉ tiêu phấn đấu trong năm 2019 về lĩnh vực công tác bảo trợ xã hội.

Triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác bảo trợ xã hội; tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong công tác bảo trợ xã hội đối với các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân. Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục đề xuất mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ phù hợp. Củng cố hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội; khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân triển khai các mô hình chăm sóc người cao tuổi, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, người khuyết tật, nhất là mô hình nhà dưỡng lão.

Giải quyết cơ bản đối tượng là người tâm thần không nơi nương tựa, lang thang có hành vi gây nguy hiểm đến gia đình và cộng đồng bằng cách tiếp nhận vào nuôi dưỡng, chăm sóc tại khoa tâm thần thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội.

Nâng cao chất lượng chi trả gói trợ giúp xã hội thông qua ngành bưu điện thực hiện; thực hiện tốt công tác cứu trợ đột xuất, bảo đảm người dân bị thiệt hại khi gặp rủi ro, thiếu đói, thiên tai hỏa hoạn hoặc những trường hợp bất khả kháng khác được hỗ trợ kịp thời. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế để chăm lo cho công tác an sinh xã hội; đồng thời động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đối tượng bảo trợ xã hội tự vươn lên trong cuộc sống.

Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Nạn nhân chất độc dacam/dioxin và Ban Đại diện Hội người cao tuổi, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tham gia học tập, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; tiếp tục vận động các tổ chức cá nhân ủng hộ từ thiện, hoạt động nhân đạo trên địa bàn tỉnh.

Đối với công tác trẻ em và bình đẳng giới.

Thực hiện tốt chính sách khuyến khích chăm sóc thay thế và trợ cấp cho đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (thực hiện theo Nghị định 136/NĐ-CP); Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội, được chăm sóc thay thế tại cộng đồng và được trợ giúp y tế, giáo dục tăng từ 3% lên 5% (tăng bình quân 87 em/năm ); Số trẻ em tàn tật được chỉnh hình phục hồi chức năng tăng từ 4% đến 6%; chuyển trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật từ các cơ sở bảo trợ xã hội về chăm sóc ở cộng đồng thông qua hình thức gia đình hoặc cá nhân nuôi dưỡng, nhận đỡ đầu, nhận con nuôi.

Tăng số lượng và tỷ lệ trẻ em được hỗ trợ phục hồi chức năng đạt từ 90 -95%; tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước để phẫu thuật chỉnh hình cho trẻ em khuyết tật; trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh. Tổ chức cấp học bổng, trợ cấp học phí cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới. Tiếp tục thực hiện chuyên trang, chuyên mục, tờ tin “Vì sự tiến bộ của phụ nữ - bình đẳng giới”; tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền vận động thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới lồng ghép với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

XUÂN TRƯỜNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh