CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 11:54

Trà Vinh: Tập trung nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Thông tin từ Sở LĐ – TB&XH Trà Vinh, trong nguồn kinh phí 812 tỷ đồng nêu trên có hơn 424 tỷ đồng phân bổ từ nguồn kinh phí Trung ương, ngân sách tỉnh là 16 tỷ đồng, vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội là 320 tỷ đồng, ngoài ra là nguồn vốn đóng góp của cộng đồng. Từ các nguồn tiền này, tỉnh đã trợ giúp trực tiếp cho 36.554 hộ nghèo, hộ cận nghèo ở vùng khó khăn để giải quyết các vấn đề về đất ở, đất sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ y tế, giáo dục…; đã xây mới, sửa chữa 50 công trình giao thông nông thôn;… Tỉnh Trà Vinh đặc biệt quan tâm ưu tiên đối với những hộ nghèo là đồng bào dân tộc Khmer. Trong những năm qua, địa phương không chỉ quan tâm trợ giúp những hộ nghèo, cận nghèo về vật chất, mà còn luôn quan tâm giúp bà con nâng cao nhận thức, kỹ năng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất và chăn nuôi, nhằm tăng năng suất và thu nhập để vươn lên thoát nghèo. Hàng năm tỉnh đều tổ chức những cuộc tổng kết các chương trình giảm nghèo để rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo thực hiện những năm tiếp theo.

Mô hình nuôi bò vỗ béo giúp nhiều hộ đồng bào Khmer ở Trà Vinh thoát nghèo.   

Theo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2914, Trà Vinh có 265.691 hộ dân, trong đó có 29.020 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,9%, giảm 3% so với thời điểm năm 2013. Do 30% dân số trong tỉnh là đồng bào dân tộc Khmer nên những năm qua, Trà Vinh gặp không ít khó khăn trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở vùng tập trung đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Từ thực tế này, tỉnh đã nỗ lực, tăng cường triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách nhằm phát triển toàn diện, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc Khmer. Đã có nhiều dự án, chương trình, mô hình mang tính thiết thực phù hợp với điều kiện địa bàn, đem lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt là chương trình bình chọn những hộ Khmer nghèo nhất ở các xã nghèo để hỗ trợ chăn nuôi bò, vịt, cá, trồng màu và nấm rơm… giúp bà con tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Theo chương trình, tại mỗi địa phương, tùy theo điều kiện, thế mạnh mà có sự lựa chọn những mô hình sản xuất, kinh doanh khác nhau sao cho có hiệu quả cao nhất. Đây là một trong những chương trình góp phần giúp nhiều hộ đồng bào Khmer nghèo xây dựng được mô hình giảm nghèo hiệu quả, đáng kể nhất là mô hình nuôi bò vỗ béo, trồng màu.

Theo Sở LĐ – TB&XH Trà Vinh, thông qua thực hiện các mô hình đã tạo được kỹ năng lao động sản xuất, ý thức tự vươn lên của chính những người nghèo; phù hợp với xu hướng giảm nghèo hiện nay là xóa dần chính sách cho không, chuyển sang cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất, đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, để từ đó người nghèo tự vươn lên thoát nghèo.

Hàng năm tỷ lệ giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer đạt khoảng 4%, nhưng tỷ lệ hộ Khmer nghèo vẫn còn khoảng 30%. Theo lãnh đạo Sở LĐ –TB&XH Trà Vinh, chủ yếu đồng bào dân tộc làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp, vì thiếu đất sản xuất, thiếu vốn làm ăn, trình độ dân trí thấp nên gặp nhiều khó khăn trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Một bộ phận hộ nghèo còn mang nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và cộng đồng. Tuy nhiên, thông qua nhiều chương trình, hiện nay đa số hộ nghèo, người nghèo trên địa bàn đã nhận thức rõ rằng, không có nguồn lực nào bằng chính ý thức, nỗ lực tự vươn lên thoát nghèo của mỗi hộ nghèo, mỗi người nghèo.

Lương Định

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh