THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:10

TP.Hồ Chí Minh: Bệnh Tay-Chân –Miệng tăng 46%

 

Hiện bệnh TCM đã xuất hiện ở 106 phường xã tại 20/24 quận, huyện TP.Hồ Chí Minh đều có trẻ mắc bệnh. So với trung bình của 4 tuần trước, số ca mắc bệnh TCM tăng vọt lên đến 46%.

Trẻ mắc bệnh TCM đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng I (ảnh L/H)

Tại Bệnh viện Nhi đồng I, hiện mỗi ngày tiếp nhận gần trăm trường hợp nhập viện do mắc bệnh TCM, trong đó có trường hợp phải thở oxy.

BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, cho biết, thời điểm cuối tháng 8/2015, có khoảng 30 trẻ mắc bệnh TCM nhập viện mỗi ngày. Tuy nhiên, từ đầu tháng 9 đến nay, số ca mắc bệnh gia tăng đột biến, mỗi ngày khoa tiếp nhận gần 100 trẻ mắc bệnh TCM nhập viện điều trị.

Còn tại Bệnh viện Nhi đồng II, trong tuần qua số trẻ mắc bệnh TCM cũng không ngừng gia tăng và tăng gần gấp đôi so với những tháng trước đó.

Trước tình trạng bệnh nhi mắc bệnh TCM gia tăng vào thời điểm học sinh mới bước vào năm học, nhiều bác sĩ tỏ ra lo ngại tình trạng dịch bệnh có nguy bùng phát, lây lan nhanh và diễn biến phức tạp.

Cũng theo BS Trương Hữu Khanh, hiện đang là thời điểm bùng phát dịch bệnh. Mỗi năm, bệnh TCM thường có 2 đỉnh dịch, vào tháng 3-4 và tháng 9-10.

Theo Trung tâm y tế dự phòng TP.Hồ Chí Minh, từ tuần 34 đến nay, số ca mắc TCM phải nhập viện tăng cao. Trong tuần vừa qua, số bệnh nhân mắc tay phải nhập viện lên đến 274 ca, tăng 46% so với trung bình của 4 tuần trước.

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.Hồ Chí Minh, cho biết, bệnh TCM đang có chiều hướng gia tăng, hiện ngành y tế thành phố đã triển khai các hoạt động giám sát phát hiện ngăn chặn sự lây lan ca bệnh, giám sát chặt ché tình hình dịch bệnh tại cộng đồngtrường học.

“Bệnh TCM chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, tiếp xúc các vật dụng, các dụng cụ trò chơi trẻ em. Do đó, để tránh lây nhiễm bệnh cho trẻ, các phụ huynh và các trường mầm non, nhà trẻ cần giữ vệ sinh cho trẻ thật sạch . Những vật dụng, đồ chơi sau khi trẻ chơi xong phải được rửa sạch và khử khuẩn. Trẻ có dấu hiệu như: sốt nhẹ kèm theo nổi bóng nước ở lòng bàn tay,  bàn chân, biến ăn, chảy nước miếng… các bậc phụ huynnh nên cho trẻ ở nhà và đưa đến bác sĩ khám, điều trị kịp thời, tránh lây lan cho những trẻ khác” - bác sĩ  Trương Hữu Khanh, khuyến cáo.

 

Lê Hoàng/LĐ&XH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh