CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 12:04

TP.HCM: Kiến nghị giữ nguyên hạn mức tín dụng bất động sản tối đa 45%

 

Theo quy định của Luật Kinh doanh BĐS, tùy theo quy mô diện tích dự án, chủ đầu tư phải có vốn chủ sở hữu 15% hoặc 20% vốn đầu tư, còn lại 80 - 85% nhu cầu vốn thì chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và vốn huy động từ khách hàng.

Theo thông tư 19/2017 của Ngân hàng Nhà nước quy định kể từ ngày 1/1/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn (năm 2018 là 45%). Hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh BĐS là 200%, đã có những tác động rất lớn đến các DN BĐS, nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Hiện các DN hoạt động kinh doanh BĐS cần nguồn vốn trung dài hạn, phụ thuộc lớn nguồn vốn vay ngân hàng và nguồn vốn huy động trước từ khách hàng (khách hàng phần lớn vay ngân hàng). Do vốn huy động tiết kiệm ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động nên ngân hàng chưa đáp ứng được vốn cho TTBĐS.

Theo thống kê phần tín dụng tiêu dùng có liên quan BĐS chiếm tỷ trọng tín dụng lên đến khoảng 14,43%. Riêng TP. Hồ Chí Minh, dư nợ BĐS là 10,8% cao hơn mức bình quân của cả nước. Nếu tính cả tín dụng cho vay tiêu dùng có liên quan bất động sản thì cho vay BĐS trên địa bàn thành phố chiếm tỷ trọng khoảng 15% tổng dư nợ.

 

Theo HoREA, trong 8 tháng đầu năm 2018, dư nợ BĐS cả nước chiếm tỷ trọng khoảng 7% tổng dư nợ tín dụng, chưa bao gồm một phần tín dụng tiêu dùng có liên quan BĐS.


Điều này mặc dù có tiềm ẩn rủi ro cho cả hệ thống tín dụng và cả doanh nghiệp bất động sản tuy nhiên việc tìm kiếm nguồn vốn thay thế từ các quỹ đầu tư bất động sản và thị trường chứng khoán vẫn chưa khả quan. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán vẫn chưa trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của TTBĐS do mới chỉ có rất ít DN BĐS niêm yết.

Bên cạnh đó, TTBĐS cũng bị sụt giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm cả về nguồn cung dự án, sản phẩm và giao dịch trên tất cả các phân khúc thị trường. Theo đó, tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm đạt khoảng 9%, chỉ bằng hơn một nửa so với chỉ tiêu 17% cả năm. Tăng trưởng tín dụng BĐS rất thấp, chỉ đạt 4,55% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây.

HoREA đã đưa ra 8 khuyến nghị đến các DN BĐS như: DN phải đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, chuẩn bị được quỹ đất dự án, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án, tính minh bạch trong quản trị DN... để đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng theo chính sách mới hiện nay; DN đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, giữ chữ tín, đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thi công, bàn giao nhà… để có thể huy động được nguồn vốn ứng trước của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật kinh doanh BĐS.

Bên cạnh đó, DN cần tăng vốn chủ sở hữu để tăng cường nội lực của doanh nghiệp; và coi trọng việc hợp tác, liên doanh, liên kết, sáp nhập để hình thành các tập đoàn BĐS trong nước hùng mạnh; các DN xem xét chuyển đổi thành công ty cổ phần để có điều kiện gọi vốn ngoài xã hội và định hướng trở thành công ty đại chúng để đủ điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, hội đủ điều kiện phát hành trái phiếu DN, trái phiếu dự án, phát hành cổ phiếu và cao nhất là niêm yết trên sàn chứng khoán ở nước ngoài…

Từ những phân tích, nhận định trên đây, Hiệp hội nhận thấy chưa cần thiết áp dụng quy định kể từ ngày 01/01/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn. Hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh BĐS là 200%, đã có những tác động rất lớn đến các DN BĐS, nhà đầu tư và người tiêu dùng.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh