TP.HCM kiến nghị điều chỉnh quy định liên quan PCCC chung cư, nhà cao tầng
- Tây Y
- 00:54 - 19/09/2018
- TP.HCM: Cháy chung cư giữa đêm
- Cháy chung cư, người mẹ liều mình ném 2 con từ cửa sổ tầng 4 xuống đất
- Sau vụ cháy chung cư I - Home: Cư dân bất an với hàng loạt bất cập
- Cháy chung cư Vinaconex, nhiều người bị mắc kẹt trên tầng cao
- Cháy chung cư CT6 Hồng Hà Eco City, cư dân hốt hoảng tháo chạy
- Đà Nẵng: Cháy chung cư cao cấp Fhome, người dân hốt hoảng tháo chạy
- Cháy chung cư Carina làm 13 người chết: Củng cố hồ sơ để khởi tố
Những kiến nghị này được đưa ra trong bối cảnh thời gian qua, trên địa bàn TP.HCM và nhiều địa phương khác đã liên tục xảy ra nhiều vụ cháy chung cư, nhà cao tầng, công trình cao tầng, công trình đa năng, gây tâm lý hoang mang trong dân chúng.
Vụ cháy chung cư Carina khiến 13 người thiệt mạng đã khiến nhiều người hoang mang, lo sợ
Cụ thể, UBND Thành phố kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật Xây dựng ; sửa đổi, bổ sung các quy định của Chính phủ như: Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017.
UBND TP.HCM cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng”; Thông tư số 07/2010/TT-BXD ngày 28/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn cháy cho nhà và công trình; Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/2/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước đã xảy ra 2.089 vụ cháy
Từ đầu năm 2018 đến nay, ở TP.HCM đã xảy ra hàng chục vụ cháy lớn nhỏ tại các khu chung cư, nhà cao tầng, công trình đa năng cao tầng. Còn trên địa bàn cả nước, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2018 đã xảy ra 2.089 vụ cháy, làm chết 65 người, 133 người bị thương, thiệt hại gần 1.300 tỷ đồng. Đặc biệt, vụ cháy chung cư Carina ở quận 8, TP.HCM làm 13 người thiệt mạng, không chỉ gây tâm lý bất an cho cư dân đang sinh sống trong các khu chung cư cao tầng, mà còn tác động đến cả thị trường BĐS, khiến tình hình tiêu thụ loại hình nhà chung cư bị suy giảm nghiêm trọng.
Trong số nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân quan trọng là “nhiều chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm tới việc đầu tư về hạng mục phòng cháy chữa cháy, làm với hình thức đối phó, làm cho có để được thẩm duyệt, lựa chọn các thiết bị rẻ tiền, công nghệ cũ…”, như nhận định của Thượng tá Bùi Quang Việt – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH – Bộ Công An.
Hiện cả nước có khoảng 3.000 nhà chung cư, trong đó có trên 1.000 chung cư cao tầng (từ 10 tầng trở lên). Cũng theo Thượng tá Bùi Quang Việt cho biết, nhiều chung cư trong một thời gian dài không lập được ban quản trị, hoặc ban quản trị lập nhưng chỉ mang tính hình thức. Dẫn đến việc kém hiệu quả trong việc duy trì, vận hành các hệ thống kỹ thuật PCCC, không có cán bộ kỹ thuật chuyên môn để kiểm tra, xử lý khi có tình huống cháy nổ xảy ra…
Những kiến nghị của TP.HCM nhằm cải thiện cơ bản công tác PCCC tại các chung cư, nhà cao tầng
Để khắc phục, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH cho rằng cần xây dựng được định mức về giá thiết bị, vật tư, định mức đầu tư tối thiểu của hạng mục hệ thống PCCC (chiếm bao nhiêu % so với tổng mức đầu tư toàn bộ dự án) để đảm bảo vấn đề chất lượng, kinh phí duy trì trang thiết bị.
Bên cạnh đó nghiên cứu tăng mức tiền phạt đối với một số vi phạm, bổ sung thêm các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc hình thức xử phạt bổ sung để có căn cứ cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, đặc biệt là các hành vi vi phạm như thi công xây dựng khi chưa được thẩm duyệt, đưa vào sử dụng mà chưa được nghiệm thu PCCC…