CHỦ NHẬT, NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 2024 04:57

TP.HCM giải quyết bài toán nguồn nhân lực ngành logistics

Phát triển ngành logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn 

Đề án Phát triển ngành logistics TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là một trong 49 chương trình, đề án trọng tâm phát triển kinh tế TP.HCM.

Để đạt được mục tiêu trở ngành kinh tế mũi nhọn theo lộ trình nói trên, TP.HCM phấn đấu: Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp TP.HCM đạt 15% vào năm 2025 và đạt 20% vào năm 2030. Tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP TP.HCM đến năm 2025 đạt 10% và đến năm 2030 đạt 12%. Góp phần kéo giảm chi phí logistics cả nước so với GDP quốc gia đến năm 2025 còn khoảng 10 - 15%. 

Trong quá trình xây dựng chính sách và phát triển kinh tế của mình, TP.HCM xác định ngành logistics là một ngành rất quan trọng, có tác động đến sự phát triển bền vững, lâu dài cho tăng trưởng kinh tế Thành phố.

Trong quá trình xây dựng chính sách và phát triển kinh tế của mình, TP.HCM xác định ngành logistics là một ngành rất quan trọng, có tác động đến sự phát triển bền vững, lâu dài cho tăng trưởng kinh tế Thành phố.

Sau thời gian khẩn trương chuẩn bị, Thành phố đã định hình được hướng đi và đang tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong chuỗi kế hoạch tổng thể phát triển ngành logistics đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, tập trung hình thành các trung tâm logistics, phát triển nguồn nhân lực là các nhiệm vụ then chốt trong 3 trụ cột chính phát triển ngành logistics Thành phố. 

Phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp 

Sở Công Thương TP.HCM cho biết, hiện cả nước có 699.566 doanh nghiệp logistics và liên quan logistics, trong đó TP.HCM chiếm 31%, tương đương chừng 216.865 doanh nghiệp. Nhu cầu nhân sự logistics mỗi năm tăng khoảng 7,5%. Riêng TP.HCM cần khoảng 63.000 lao động logistics/năm trong giai đoạn 2021 - 2025, trong đó cần hơn 8.400 lao động logistics chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, điểm nghẽn lớn nhất cản trở sự phát triển của ngành logistics nói chung, các hoạt động dịch vụ logistics nói riêng, chính là nguồn nhân lực và nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao. 

Nhân lực còn thiếu và yếu kĩ năng công nghệ ảnh hưởng tới sự phát triển của các doanh nghiệp logistics.

Nhân lực còn thiếu và yếu kĩ năng công nghệ ảnh hưởng tới sự phát triển của các doanh nghiệp logistics.

Theo Sở Công Thương, để giải quyết bài toán nguồn nhân lực logistics, TP.HCM xác định hai nhiệm vụ chiến lược đồng thời, là đẩy nhanh đào tạo ngắn hạn cho doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ nhằm bổ sung lượng lao động đang thiếu hụt đồng thời tập trung đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu để có được đội ngũ và chất lượng nguồn nhân lực ngang bằng trình độ quốc tế. Ngoài ra, cần đẩy mạnh liên kết với các tỉnh để đào tạo lao động. 

Ông Trương Tấn Lộc - Giám đốc Marketing Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, chiến lược phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển không chỉ của một doanh nghiệp mà còn cho một địa phương và rộng hơn là cho một quốc gia. Với hoạt động khai thác cảng biển và dịch vụ Logictics của mình, hàng năm Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân sự để bổ sung cho đội ngũ làm việc tại cảng, kho, lực lượng làm việc tại các tàu, thuyền, sà lan, xe vận tải…

Ông Trương Tấn Lộc - Giám đốc Marketing Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn.

Ông Trương Tấn Lộc - Giám đốc Marketing Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn.

Nhu cầu tuyển dụng hàng năm trung bình hơn 100 nhân sự, lĩnh vực làm việc đa dạng phù hợp với dịch vụ đa lĩnh vực của Tân Cảng Sài Gòn. Theo ông Lộc, để giữ chân người lao động, Tân Cảng Sài Gòn dành nhiều chế độ đãi ngộ tốt cho cán bộ, công nhân viên như: Quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của người lao động, thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, phát hiện kịp thời những nhân sự chất lượng cao, có tiềm năng để định hướng phát triển lộ trình của họ mà ở Tân Cảng Sài Gòn gọi là “Lộ trình công danh” để giúp từng người trong đơn vị  định hướng được Lộ trình phát triển của mình trong 1 năm, 3 năm hoặc nhiều hơn. 

Theo PGS, TS Võ Thị Ngọc Thúy, Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen, có 4 điểm nghẽn lớn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics. Đó là bất cập về cung - cầu; nguồn nhân lực và chuyển đổi số; năng suất lao động thấp hơn các nước trong khu vực; nhận thức của xã hội về nghề. 

Để khắc phục tình trạng này, nhà trường và doanh nghiệp phải chung tay đào tạo theo dạng thực làm - thực học. Cụ thể, nhà trường đào tạo lý thuyết, doanh nghiệp đào tạo thực hành - thực làm. 

“Phải làm sao để nhà trường và doanh nghiệp chung một nhà, tránh tình trạng sinh viên ra trường nhưng khi vào doanh nghiệp thì phải đào tạo lại”, bà Thúy kiến nghị.

Theo các chuyên gia, TP.HCM có thế mạnh về vị trí địa lý khi nằm giữa các trục giao thông Bắc - Nam, Đông - Tây nên trở thành trung tâm lưu chuyển hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu cho khu vực các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay là hệ thống đường giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của Thành phố, đặc biệt là các tuyến đường vành đai kết nối Thành phố với các tỉnh Đông - Tây Nam Bộ triển khai còn chậm. Do đó, giao thương hàng hóa 2 chiều giữa Thành phố với các tỉnh còn chưa tương xứng với tiềm năng.

Để giải quyết vấn đề hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi cho các hoạt động logistics, thời gian gần đây, nhiều tuyến đường huyết mạch đang được TP.HCM đẩy mạnh triển khai, đặc biệt là tuyến đường vành đai 3 được kỳ vọng lớn, tạo thuận lợi cho các hoạt động logistics giữa TP.HCM và các tỉnh, thành lân cận, góp phần giải tỏa được áp lực giao thông hiện nay vốn đang quá tải, gây nhiều ách tắc trong các hoạt động vận chuyển.

XUÂN TRƯỜNG

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh