TP.HCM dẫn đầu cả nước về thu hút FDI
- Huyệt vị
- 02:49 - 09/09/2018
Xưởng thực hành tự động hóa với nhiều robot hiện đại tại Khu công nghệ cao. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN).
Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có hiệu lực từ ngày 1/1/1988 theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đến nay TP.HCM luôn đi đầu là mô hình để xây dựng trên toàn quốc.
Những con số ấn tượng
Theo thống kê của UBND TP.HCM, sau 30 năm thực hiện chính sách thu hút vốn FDI, đến nay trên địa bàn thành phố đã có 7.700 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là 44,87 tỷ USD.
Năm 2016-2018 (đến tháng 6/2018), cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và vốn thu hút qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, thành phố thu hút được 14,4 tỷ USD.
Có 2.547 dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ USD; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 36,2%.
Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 28,8%; tiếp đến là bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, môtô, xe máy chiếm 14,1%; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ chiếm hơn 10%.
Ngoài ra, có 525 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư 2,14 tỷ USD. Thành phố cũng chấp thuận cho 6.340 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương 7,27 tỷ USD.
Đánh giá về vai trò của nguồn vốn FDI đối với thành phố, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết đánh giá cao những đóng góp quan trọng của doanh nghiệp nước ngoài đối với kinh tế-xã hội của thành phố. Từ chỗ chỉ đóng góp 11,3% GDP năm 1995, đến năm 2010 đã tăng lên 22,9% và hiện nay đang đóng góp 17% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).
Đối với kim ngạch xuất khẩu, năm 1995, doanh nghiệp nước ngoài chỉ đóng góp 8,8%, đến năm 2010 đã tăng lên 23,9% và hiện nay là 55,9%.
Ngoài việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm cho 270.000 lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp.
Phát huy hiệu quả lợi thế
Bà Trần Xuân Diệu, Trưởng phòng Marketing Công ty Trách nhiệm hữu hạn Digi-Tex (Đức) phân tích, là trung tâm kinh tế của cả nước. Cơ sở hạ tầng của thành phố hiện cũng đi đầu cả nước và các dịch vụ chăm sóc y tế, bảo hiểm, trường học và xã hội tốt để mọi người có thể tập trung công việc và phát triển.
Còn bà Olga Khamilova, Giám đốc Marketing Công ty Swiss Post Solution Việt Nam (Thụy Sĩ), khi đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin tại Công viên Phần mềm Quang Trung, điểm cộng của việc đầu tư là khả năng tiếp cận và tuyển dụng số lượng lớn nhân viên trong khoảng thời gian ngắn cho các dự án và sự nhiệt huyết của lực lượng lao động trong công việc và nhiệm vụ được giao.
Theo Ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, sở dĩ thu hút vốn FDI của thành phố tăng là do nền kinh tế duy trì mức tăng trưởng cao, môi trường đầu tư được cải thiện nên hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Về hình thức đầu tư nước ngoài, trước đây có 3 hình thức là hợp tác liên doanh, liên doanh và 100% vốn nước ngoài thì hiện nay ngoài 3 hình thức này còn có thêm hình thức mua vốn, đóng góp cổ phần.
Việc xúc tiến đầu tư được TP.HCM đặc biệt được chú trọng. Cải cách hành chính được tăng cường, trong đó đáng chú ý là thực hiện cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định.
Trong hai năm 2016-2017, TP.HCM thu hút đầu nước ngoài từ trực tiếp và gián tiếp là 10,06 tỷ USD.
Trong khi 5 năm trước (2011-2015), khu vực trên chỉ đạt 10,36 tỷ USD, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, đây là những con số có ý nghĩa giúp Thành phố Hồ Chí Minh giữ được tăng trưởng khá, góp phần vào phát triển kinh tế đất nước.
Các doanh nghiệp hãy chia sẻ và đồng hành cùng thành phố, tham gia, hỗ trợ thành phố triển khai thành công các dự án trọng điểm thông qua việc tư vấn, đầu tư về vốn, về giải pháp công nghệ đã được áp dụng thành công tại nước mình để cùng với thành phố thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững.