CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:24

TP.HCM: Cơ sở y tế tư nhân không được thu phí điều trị bệnh nhân Covid-19

Tại buổi họp cung cấp thông tin cho báo chí chiều 11/10,  bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, ngân sách Nhà nước chi trả chi phí điều trị Covid-19 như tiền giường, dịch vụ kỹ thuật, thuốc, máu, dịch truyền… theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các cơ sở y tế, bệnh viện không được thu thêm tiền của bệnh nhân. 

“Cơ sở y tế tư nhân phải tổ chức khám bệnh cho người mắc Covid-19 theo đúng quy định, không được từ chối, không được yêu cầu người bệnh ký cam kết chi trả chi phí điều trị Covid-19”, bà Mai khẳng định. 

Chánh văn phòng Sở Y tế Lê Thị Huỳnh Mai khẳng định: Cơ sở y tế tư nhân phải tổ chức khám bệnh cho người mắc Covid-19 theo đúng quy định, không được từ chối, không được yêu cầu người bệnh ký cam kết chi trả chi phí điều trị Covid-19.

Chánh văn phòng Sở Y tế Lê Thị Huỳnh Mai khẳng định: Cơ sở y tế tư nhân phải tổ chức khám bệnh cho người mắc Covid-19 theo đúng quy định, không được từ chối, không được yêu cầu người bệnh ký cam kết chi trả chi phí điều trị Covid-19.

Cũng theo bà Mai, hiện nay TP.HCM giữ lại 3 bệnh viện dã chiến (13, 14, 16) để sẵn sàng các tình huống. Đồng thời, các bệnh viện này sẽ sáp nhập với các Trung tâm Hồi sức của 3 bệnh viện Trung ương là Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Bạch Mai. Khi lực lượng y tế tuyến Trung ương rút về, Sở Y tế phân công Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh Nhân dân Gia Định tiếp nhận, đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn.

Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng tham mưu cho UBND TP.HCM thành lập tại mỗi quận, huyện 1 bệnh viện dã chiến để sẵn sàng đáp ứng khi có sự cố xảy ra. Các bệnh viện tại TP dù đã chuyển đổi công năng nhưng vẫn có 1 đơn vị, khoa điều trị Covid-19.

Những bệnh viện này sẽ khám, sàng lọc, điều trị và chuyển bệnh nhận nhiễm Covid - 19 đến bệnh viện 3 tầng khi cần thiết.

Cũng tại buổi họp, trao đổi về ý kiến cho rằng tần suất xét nghiệm shipper khá “dày” trong khi họ đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19, như vậy liệu có lãng phí và tạo áp lực chi phí cho các đơn vị quản lý, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) Nguyễn Hồng Tâm cho rằng: TP đã ban hành hướng dẫn về công tác xét nghiệm, quy định cụ thể cho từng đối tượng. Trong đó, lực lượng shipper có tần suất xét nghiệm “dày” hơn vì đối tượng này tiếp xúc với rất nhiều người.

Ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết, người tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có khả năng mắc Covid-19 và lây cho người khác.

Ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết, người tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có khả năng mắc Covid-19 và lây cho người khác.

Ngoài ra, việc tiêm vaccine là để giúp bản thân người được tiêm giảm các nguy cơ mắc và chuyển biến nặng nếu bị mắc Covid-19 chứ không có nghĩa là họ không có khả năng lây lan cho người khác.

“Người tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có khả năng mắc Covid-19 và lây cho người khác”, ông Nguyễn Hồng Tâm nhấn mạnh.

Liên quan đến việc nhiều trẻ em bị lỡ tiêm chủng mở rộng do dịch bệnh, Phó Giám đốc HCDC cho biết, trong giai đoạn dịch bệnh, giãn cách vừa qua, việc tiêm chủng mở không bị gián đoạn.

Ngoài ra, việc chậm trễ tiêm chủng trong vài tháng không ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Đối với một số mũi tiêm quan trọng (lao, viêm gan B) trong thời gian TP.HCM giãn cách xã hội, ngành y tế vẫn tổ chức tiêm chủng cho trẻ sơ sinh.

Khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, việc đi lại thuận lợi, phụ huynh nhanh chóng cho trẻ đến các cơ sở để được tiêm chủng. Quá trình đi tiêm chủng, người dân thực hiện nghiêm yêu cầu 5K.

Theo HCDC, từ khi TP.HCM bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 đợt 1 đến hết 10/10, thành phố tiêm được 12.288.283 mũi, trong đó 5.069.498 người tiêm mũi 2. Tỷ lệ người trên 18 tuổi tiêm 1 mũi là 98,02%. Tỷ lệ người tiêm đủ 2 mũi là 72,4%. Người trên 65 tuổi được tiêm 2 mũi là 75,95%; người trên 50 tuổi được tiêm 2 mũi là 63,83%.

XT

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh