CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:32

Tp. Hồ Chí Minh – Xây dựng đề án “phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới”

 

Chương trình dựa trên ý tưởng, quá trình làm việc của nhóm nghiên cứu , chuyên gia quốc tế cùng các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn TP. dưới sự chủ trì của Sở LĐTB&XH TP (Thường trực Ban vì sự tiến bộ phụ nữBình đẳng giới TP), được sự chấp thuận của UBND TP.

Để khởi động chương trình, Sở LĐTBXH TP đã kết hợp với  Văn phòng Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam tiến hành một cuộc nghiên cứu phạm vi để tìm ra hiện tượng về bạo lực trên cơ sở giới trong đó trọng tâm đặt ra là ở nơi công cộng của TP. Kết quả thảo luận ở nhóm cán bộ các ngành các cấp, nhóm người thụ hưởng dự án, nhóm đối tượng được cho thấy là có nguy cơ cao bị QRTD thì thấy rằng tại TP. có hiện tượng QRTD.

 

 

Thực trạng và ảnh hưởng của QRTD/BLTD nơi công cộng đối với phụ nữ và trẻ em gái ở TP

Nghiên cứu phạm vi “QRTD và các hình thức BLTD khác đối với phụ nữ nơi công cộng tại TP” đã cho thấy bức tranh tổng thể về một dạng bạo lực trên cơ sở giới ở TP HCM, có hiện tượng nổi lên đó là QRTD và có một điểm khác biệt hẳn so với các nơi khác đó là hiện tượng phô dâm. Hiện tượng QRTD/BLTD này thường diễn ra ở các khu tập trung đông học sinh, sinh viên và công nhân.

Khi bị QRTD/BLTD, cá nhân người phụ nữ, trẻ em gái bị gây rối và xã hội phải gánh chịu rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Đối với cá nhân phụ nữ, trẻ em gái, đó là nỗi sợ hãi bao trùm và ám ảnh trong cuộc sống của họ, trong đó các hành vi này có thể ám ảnh họ trong nhiều ngày, thậm chí nhiều năm. Từ đó dẫn đến việc người phụ nữ, trẻ em gái cảm giác không an toàn trong khi di chuyển trên các phương tiện cộng cộng, tham gia các hoạt động công cộng và đi học, đi làm. Nghiêm trọng hơn, QRTD/BLTD còn là người phụ nữ, và trẻ em gái không dám đi học hoặc đi làm, đặc biệt là khi trời tối. Việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nhận thức và việc thăng tiến trong công việc của phụ nữ và trẻ em gái.

Ảnh hưởng với xã hội, việc QRTD/BLTD trở thành rào cản phụ nữ tham gia vào các hoạt động làm việc, vui chơi giải trí sẽ khiến cho nền kinh tế bị ảnh hưởng vì mất đi một đội ngũ lao động, tiêu dùng lớn, các hoạt động du lịch bị ảnh hưởng do phụ nữ không thể tham gia hoạt động du lịch cũng như tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch.

 

Hội thảo xây dựng “Chương trình can thiệp Thành phố An toàn với phụ nữ và trẻ em gái tại TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020

 

Kết quả nghiên cứu phạm vi cũng cho thấy đối tượng dễ bị tổn thương khi bị quấy rồi tình dục là nữ thanh niên/vị thành niên, phụ nữ khuyết tật, người chuyển giới, những người hoạt động mại dâm.

Các vấn đề cần giải quyết để phòng ngừa và giảm thiểu nạn quấy rối tình dục

Trước hiện tượng QRTD/BLTD, Tp. đã và đang đề xuất xây dựng nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu hiện tượng này để tạo ra một môi trường sống an toàn và lạnh mạnh cho phụ nữ và trẻ em gái. Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Tp. đã xác định các lĩnh vực được ưu tiên can thiệp:

Một là, các chính sách, luật pháp phòng chống QRTD/BLTD đối với phụ nữ và trẻ em gái. Đây là vấn đề quan trọng nhất vì nó tạo ra hành lang pháp lý để các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân thực hiện các biện pháp hợp pháp, thích hợp nhằm ngăn chặn và hạn chế nạn quấy rối tình dục.

Hai là, hạ tầng công cộng và phát triển kinh tế thúc đẩy các khu vực cộng cộng an toàn hơn và đồng bộ hơn. Đây là vấn đề rất quan trọng trong việc ngăn chặn và hạn chế nạn quấy rối tình dục, Tp. phải đầu tư để xây dựng các khu vực công cộng an toàn và có tính răn đe đối với nạn quấy rối tình dục.

Ba là, thái độ, hành vi và quan niêm xã hội về phụ nữ và các quyền của họ được hưởng không gian công cộng. Đây là vấn đề nan giải nhất, bởi vì nó hướng đến việc thay đổi nhận thức con người, là cái đã hình thành trong một thời gian dài và để thay đổi được nó cần phải có các biên pháp dài hơi. Tuy nhiên, nếu giải quyết được vấn đề này thì sẽ giải quyết tận gốc nạn quấy rối tình dục.

LÊ HOÀNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh