THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 05:37

TP. HCM, hơn 270.000 hộ dân thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách

Theo đó, có gần 276.000 lượt hộ thoát nghèo; giải quyết việc làm cho hơn 321.000 lao động; trên 117.000 lượt học sinh, sinh viên được vay vốn để học tập; cải tạo và xây dựng mới hơn 320.000 công trình nước sạch và vệ sinh trên địa bàn 5 huyện ngoại thành…

Tính đến ngày 30/9/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.500 tỷ đồng. Đặc biệt, kể từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH), UBND thành phố và các quận, huyện, thành phố Thủ Đức luôn dành ưu tiên nguồn ngân sách ủy thác sang NHCSXH với tổng số tiền hơn 2.800 tỷ đồng để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Từ 3 chương trình tín dụng khi mới thành lập nhận bàn giao, đến nay NHCSXH chi nhánh TP.HCM đã và đang triển khai tổng cộng 16 chương trình tín dụng chính sách xã hội.

Từ 3 chương trình tín dụng khi mới thành lập nhận bàn giao, đến nay NHCSXH chi nhánh TP.HCM đã và đang triển khai tổng cộng 16 chương trình tín dụng chính sách xã hội.

Từ 3 chương trình tín dụng khi mới thành lập nhận bàn giao, đến nay NHCSXH chi nhánh TP.HCM đã và đang triển khai tổng cộng 16 chương trình tín dụng chính sách xã hội, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách xã hội đạt 7.494 tỷ đồng, tăng gấp hơn 80 lần so với thời điểm mới thành lập. Hiện có 155.246 khách hàng còn đang vay vốn, dư nợ bình quân của một hộ nghèo là 43,8 triệu đồng/hộ. Chất lượng tín dụng chính sách xã hội không ngừng được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 9,3% xuống còn 0,59% trên tổng dư nợ so với thời điểm thành lập..

Và mục tiêu và giải pháp thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Trong đó, phấn đấu đạt được các mục tiêu trọng tâm như đến năm 2030 có 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vượt chuẩn cận nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.

Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Dương Quyết Thắng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Vũ Phong

Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Dương Quyết Thắng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Vũ Phong

Đồng thời phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động của TP. HCM nhằm mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.

Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam Dương Quyết Thắng đánh giá cao kết quả triển khai thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn TP. HCM. Đồng thời, nhất trí cao với các mục tiêu và giải pháp thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Để tiếp tục phát huy hiệu quả trong thời gian tới, Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam đề nghị, NHCSXH chi nhánh TP. HCM khắc phục những khó khăn, tồn tại để tiếp tục phát huy tốt hơn nữa vai trò của NHCSXH trong việc gắn tín dụng chính sách xã hội với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

Song song đó, cần tập trung huy động nguồn lực, tranh thủ tối đa nguồn vốn từ Trung ương, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Vũ Phong

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Vũ Phong

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đánh giá, những kết quả đạt được trong 20 năm qua đã khẳng định vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. HCM. Thành tựu của tín dụng chính sách xã hội có thể được đánh giá là “điểm sáng” và là một trong những “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của cả nước nói chung và của TP. HCM nói riêng.

Thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM đề nghị, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn thành phố. Đồng thời, xem xét bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Cùng với đó, tập trung huy động nguồn lực, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương; nâng cao hiệu quả phương thức ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội và hoạt động tại các điểm giao dịch cấp xã; phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh