THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:52

Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu lên tới trên 403,5 triệu ca

Theo TTXVN, số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ dịch leo thang nghiêm trọng với sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến thể Omicron và các biến thể phụ của Omicron.

Biến thể mới đang khiến đồ thị dịch COVID-19 đảo chiều, số ca mắc mới và tử vong tăng trở lại ở nhiều nơi trên thế giới. Dù vậy, sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động và thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh tiếp tục gây lo ngại về số lượng, những vùng bệnh “nóng nhất” nằm ở châu Âu-châu Mỹ khi dịch tái bùng phát, số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước thuộc châu lục này. Ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Ấn Độ, Nga và Brazil và số ca mắc mới vẫn cao. 1 ngày qua, Nga là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 180.000 ca), trong khi Mỹ cũng là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 2.500 ca.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 322.000.000 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 74 triệu ca và trên 90.000 ca hiện trong tình trạng nguy kịch. Ngày 9/2, thế giới có 91 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 70 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Petah Tikva, Israel, ngày 1/2/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Petah Tikva, Israel, ngày 1/2/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

VTV cũng đưa tin, tại Campuchia, Thủ tướng Hun Sen vừa chỉ đạo khẩn, kêu gọi người dân cần nâng cao cảnh giác, ngăn chặn biến thể Omicron lây lan mạnh. Thủ tướng Hun Sen lo ngại biến thể Omicron sẽ lây lan sang các tỉnh ngoài thủ đô Phnom Penh sau khi số ca nhiễm tăng lên hơn 200 ca trong ngày hôm qua. Ông kêu gọi hạn chế các hoạt động tụ tập đông người, như các lễ cưới, các hoạt động tôn giáo, đồng thời đẩy nhanh tiêm vaccine mũi tăng cường. Campuchia đã ghi nhận hơn 1.760 trường hợp nhiễm biến thể Omicron, trong đó đa số là lây nhiễm cộng đồng.

Tại Indonesia, Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết gần 100% kết quả giải trình tự cả bộ gene (WGS) tại Java – hòn đảo đông dân nhất thế giới và chiếm hơn 56% dân số Indonesia thuộc biến thể Omicron. Trong khi đó, tại các khu vực ở đảo Sumatra như Batam và vùng biên giới trên đất liền của tỉnh Tây Kalimantan, biến thể Omicron và Delta đang lây lan như nhau. Tuy nhiên, khả năng phát hiện Omicron của Indonesia vẫn chưa mạnh do hiện mới chỉ có 12 điểm xét nghiệm WGS với công suất 2.000 mẫu/tháng trên toàn quốc.

Tại Trung Quốc, khu hành chính đặc biệt Hong Kong lần đầu ghi nhận số ca mắc vượt 1.000 ca/ngày, với 1.161 ca. Đặc khu hành chính này cũng ghi nhận ca tử vong đầu tiên được cho là liên quan đến COVID-19 trong 5 tháng qua là một cụ ông 73 tuổi. 

Tính đến ngày 8/2, 80,8% dân số tại Hong Kong đã tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, 72,8% dân số tiêm đủ liều vaccine cơ bản và 1.060.618 người được tiêm mũi tăng cường kể từ khi thành phố này thực hiện tiêm chủng đại trà. Tính đến ngày 9/2, thành phố này đã ghi nhận khoảng 16.647 ca mắc COVID-19.

Nhân viên y tế làm việc bên ngoài một trung tâm thương mại ở Hong Kong (Trung Quốc). Nguồn: Reuters/Lam Yik

Nhân viên y tế làm việc bên ngoài một trung tâm thương mại ở Hong Kong (Trung Quốc). Nguồn: Reuters/Lam Yik

 

Hàn Quốc cũng đã thay đổi tiêu chuẩn quản lý đối với bệnh nhân COVID-19 và những người tiếp xúc gần, để hợp lý, đơn giản và hiệu quả hóa các hướng dẫn và quản lý phòng dịch trong bối cảnh số lượng ca nhiễm tăng vọt do biến thể Omicron. Theo đó, thời gian cách ly đối với bệnh nhân COVID-19 đã hoàn tất tiêm phòng vaccine (người đã tiêm mũi hai được từ 14-90 ngày và tiêm đủ 3 mũi) cũng như với người chưa tiêm chủng đều là 7 ngày (thay vì 10 ngày như trước đây). Ngoài ra, thời gian cách ly sẽ được tính từ ngày lấy mẫu xét nghiệm, bất kể đối tượng có triệu chứng hay không, thay vì tính từ ngày xuất hiện triệu chứng đối với trường hợp bệnh nhân có triệu chứng và ngày có kết quả xét nghiệm dương tính đối với người không có triệu chứng như hiện nay.

Nhật Bản sẽ gia hạn các biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19 ở thủ đô Tokyo và 12 tỉnh khác thêm 3 tuần trong bối cảnh biến thể Omicron tiếp tục lây lan nhanh. Theo đó, các biện pháp hạn chế sẽ kéo dài đến ngày 6/3, thay vì kết thúc vào 13/2 như dự kiến.

Chính phủ Nhật Bản đánh giá tình hình hiện nay chưa đủ an toàn để nới lỏng và hoạt động kinh tế có thể bị cản trở khi số ca mắc tăng. Thời gian gần đây, số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 mỗi ngày tại Nhật Bản liên tục tăng với biến thể Omicron chiếm chủ đạo.

Tại châu Âu, Thủ tướng Slovenia Janez Jansa cho biết ông đã mắc COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh tại quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này đang trên đà giảm. Ông Jansa cho biết hiện ông xuất hiện các triệu chứng nhẹ. Trong khi đó, tại Đan Mạch, Cung điện Hoàng gia thông báo Nữ hoàng Margrethe cũng đã mắc COVID-19 với các triệu chứng nhẹ. Hiện Nữ hoàng Margrethe, 81 tuổi, đang cách ly trong Cung điện Amalienborg tại Copenhagen.

BP (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh