THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:55

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước

Tiêu biểu như, xuất khẩu cá tra trong 10 tháng năm 2022 đã đem về trên 2,1 tỷ USD, tăng 76,5 so với cùng kỳ. Với kết quả hiện nay và xu hướng hồi phục nhẹ trong vài tháng tới, dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2022 có thể ghi nhận mức kỷ lục 2,5 - 2,6 tỷ USD, cao hơn gấp 1,5 lần so với năm 2021.

Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh minh họa

Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh minh họa

Ngành hàng dệt may xuất khẩu cũng tăng trưởng khả quan khi trong 10 tháng năm 2022 đạt trên 38 tỷ USD, tương đương bình quân mỗi tháng đạt trung bình 3,7 – 3,8 tỷ USD.

Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhờ nhiều đơn hàng sản xuất dịch chuyển về Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc theo đuổi chính sách “Zezo covid”.

Thêm vào đó, nhờ tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đi vào thực thi trong những năm gần đây như EVFTA, CPTPP, UKVFTA… với lộ trình cắt giảm thuế quan cho nhiều ngành hàng, tiếp tục tạo bệ phóng cho xuất khẩu, kéo lượng đơn đặt hàng lớn về Việt Nam.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa, 10 tháng năm 2022, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 93,4 tỷ USD. Việt Nam cũng xuất siêu sang EU ước đạt 26,7 tỷ USD, tăng 45,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo nhận định từ Bộ Công Thương, trong những tháng cuối năm 2022, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ gặp không ít thách thức. Trong đó, giá xăng dầu tiếp tục diễn biến phức tạp; giá dầu tăng cao trong khi đây là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất và tiêu dùng; tình trạng thiếu hụt gián đoạn nguồn cung, chi phí sản xuất, vận tải toàn cầu gia tăng… tạo áp lực lên lạm phát, giá cả hàng hóa trong nước, ảnh hưởng đến kích cầu tiêu dùng đối với thương mại. Thêm vào đó là xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng tại nhiều quốc gia khi nguồn cung hàng hoá đứt gãy, các nước phải có biện pháp để ổn định hàng hoá trong nước.

Lạm phát tăng cao ở hầu hết quốc gia, là những thị trường lớn của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng các mặt hàng không thiết yếu, gây sụt giảm nhu cầu hàng hoá nhập khẩu từ các nước. Nhiều nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát gia tăng, dẫn tới đồng tiền bản địa mất giá so với đồng USD.

Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu quý IV và cả năm 2022, theo các chuyên gia cần ưu tiên đảm bảo đa dạng các mặt hàng xuất khẩu, sẵn sàng đơn hàng cho mùa Xuân năm sau; chú trọng rà soát chuỗi cung ứng và các sản phẩm cuối cùng được xuất khẩu sang Mỹ, đảm bảo không vi phạm những quy định của thị trường Mỹ.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh