CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:05

Tổng kim ngạch xuất khẩu da giày năm 2019 khoảng 21,5 tỷ USD

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), Việt Nam là thị trường tiềm năng của ngành da - giày với dân số 95 triệu người. Ước tính nhu cầu tiêu thụ giày dép tại Việt Nam năm 2018 khoảng 190 triệu đôi (bình quân 1,9 đôi/người/năm) và tiếp tục tăng do người dân có thu nhập ngày càng cao.

Theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm giày dép tới hàng trăm nước, trong đó trên 50 nước có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 triệu USD. 

Dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu da giày năm 2019 đạt khoảng 21,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2018. 

Chỉ riêng 6 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày đã đạt trên 10,33 tỷ USD. Trong đó, giày dép đạt 8,53 tỷ USD, túi xách đạt 1,8 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất trong 6 tháng đầu năm là Mỹ, tiếp đến là: EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Hiện ngành da giày Việt Nam giữ vị trí thứ 2 về xuất khẩu trên thế giới và là một trong những ngành có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước.

Lefaso cũng cho biết, hiện ngành da giày đã chủ động được hơn 70% nguyên liệu phụ cho các dòng sản phẩm trung bình và 50% nguyên liệu cho các doanh sản phẩm trung bình khá. Trong đó, khoảng 90% bao bì giấy, 80% đế các loại, hơn 80% các loại khuôn giày, 60% phụ liệu, 50% da các loại... 

Nhìn chung, các chủng loại nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn cho sản xuất hàng xuất khẩu hầu hết là sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng khá đa dạng như: Phụ kiện kim khí, nhựa, chỉ may, keo dán, da muối, da bán thành phẩm, giả da…

Thống kê của Lefaso cho thấy, hàng năm, các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu phụ kiện làm khuôn, đế, chất dẻo, keo dán… Năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu da thuộc các loại đạt 1,63 tỷ USD, lớn nhất là từ: Trung Quốc (325 triệu USD), Italia (244 triệu USD), Thái Lan (232 triệu USD), Hàn Quốc (161 triệu USD), Đài Loan (124 triệu USD)...

Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ năm 2019 đang giúp ngành da giày mở rộng thị trường khu vực châu Mỹ với cơ hội tiếp cận những thị trường tiềm năng như Mexico và Canada. Chưa kể đến việc, tại thị trường Hoa Kỳ, việc dỡ bỏ những chính sách ưu đãi với giày dép xuất khẩu từ một số nước có thế mạnh về lĩnh vực này đang tạo cơ hội cạnh tranh thuận lợi hơn cho giày dép Việt Nam.

NGUYỄN THANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh