THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 09:40

Kết luận chính thức về tôm hùm chết chồng chất ở Phú Yên

Cùng với việc ô nhiễm môi trường nuôi thì thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6/2017, tại khu vực này thời tiết diễn biến rất bất thường (nắng nóng kéo dài chuyển mưa lớn đột ngột, nhiệt độ nước cao) tạo điều kiện cho sự phân huỷ chất hữu cơ, sự phát triển mạnh của các loài vi tảo... các hoạt động này đều cần tiêu thụ một lượng lớn oxy trong nước. Kết hợp với lượng tôm hùm nuôi tại khu vực dày cả về mật độ lồng lẫn mật độ con tôm trong lồng; việc cắm các cọc tre, sử dụng lốp xe dày đặc để nuôi vẹm, hàu đã cản trở quá trình lưu thông nước, dẫn đến hiện tượng oxy trong nước rất thấp.

 

              Tôm chết chồng chất do ôm nhiễm môi trường nuôi

Để vơi bớt khó khăn cho người nuôi và các lao động trong nghề ngư nghiệp, tỉnh Phú Yên chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thống kê thiệt hại, tổng hợp báo cáo làm cơ sở UBND tỉnh tiếp tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước hỗ trợ kinh phí và cho phép áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ các hộ nuôi tôm hùm bị thiệt hại, giảm bớt khó khăn, khôi phục sản xuất.

Cùng với đó, UBND thị xã Sông Cầu (là vừa tôm hùm của Phú Yên) phải tổ chức quản lý, thực hiện theo quy hoạch chi tiết nuôi trồng thuỷ sản tại Vịnh Xuân Đài (giao cho một đơn vị chuyên trách trực tiếp quản lý, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện theo quy hoạch, kỹ thuật nuôi tôm hùm bền vững). Tổ chức giao, cho thuê mặt nước phục vụ nuôi trồng thủy sản; quản lý chặt chẽ số lượng lồng thả nuôi, mật độ lồng nuôi và số tôm nuôi trong lồng, kiểm dịch và quản lý chặt chẽ chất lượng tôm hùm giống; đồng thời, chủ động phối hợp với ngành Ngân hàng để hỗ trợ cho người nuôi tôm bị thiệt hại. Tăng cường tuyên truyền cho người dân nhận thức việc tuân thủ các quy định về nuôi trồng thuỷ sản và vấn đề bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản.

ĐÔNG HƯNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh