Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam ngày càng được cải thiện
- Huyệt vị
- 14:37 - 16/01/2015
Riêng khối các nước đang phát triển, mức tăng ba năm tương ứng lần lượt là 4,8; 5,3% và 5,4%. WB nhận định, rủi ro kinh tế thế giới do sự chi phối của bốn yếu tố: Thương mại toàn cầu yếu đi; khả năng biến động thị trường tài chính do lãi suất ở các nền kinh tế chủ đạo tăng ở các mốc thời gian không dự đoán được; mức độ giá dầu thấp gây áp lực đến cân đối tài chính ở các nước sản xuất dầu và nguy cơ suy thoái hoặc giảm phát kéo dài ở khu vực châu Âu hay Nhật Bản.
Cũng theo WB, các nước trong khu vực châu Á, chính sách thắt chặt và bất ổn chính trị tiếp tục ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng và đầu tư, song Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan là các trường hợp ngoại lệ, đã giảm lãi suất nhằm hỗ trợ sản xuất.
Cũng theo báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu, WB vẫn dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5,6% trong năm 2015.
Trước đó, cuối năm 2014, WB, Ngân hàng ANZ, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã công bố các báo cáo cập nhật đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam, trong đó ghi nhận những chuyển biến tích cực bước đầu của nền kinh tế.
WB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 5,6% năm 2014. Như vậy, có thể thấy, riêng trong năm nay, WB vẫn dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5,6%. WB cho rằng, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam sẽ cải thiện hơn trong hai năm tới khi dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt 5,8% trong năm 2016 và 6% trong năm 2017.
Theo WB, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong những năm tới chủ yếu nhờ các cải cách về chính trị - kinh tế gần đây, cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng mạnh. Mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam ngày càng bền vững hơn nhưng bảng cân đối tài chính của lĩnh vực ngân hàng vẫn cần phải được củng cố, nhất là việc tăng khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng.
Bên cạnh đó, WB cũng cho rằng Việt Nam cần thực hiện cải cách hệ thống quy định nhằm tạo sân chơi bình đẳng hơn giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước.