THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:32

Hoàn thiện mô hình hệ thống giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam

 

Tham dự buổi tọa đàm có Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp, đại diện tổ chức ILO, Vụ pháp chế; Tòa án TP. Hồ Chí Minh cùng đại diện lãnh đạo các sở LĐ-TB&XH khu vực phía nam.

 

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp phát biểu khai mạc tọa đàm.

 

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết: “Trong bối cảnh chúng ta hiện nay đang hội nhập sâu rộng hơn và tham gia các hiệp định thương mại theo quy định mới, có rất nhiều vấn đề về hệ thống luật pháp, quan hệ lao động, trong đó có hoàn thiện hệ thống giải quyết tranh chấp lao động. Buổi tọa đàm lần này rất cần thiết để lắng nghe ý kiến sâu sắc hơn của đại diện người lao động và người sử dụng lao động, để hướng tới hoàn thiện được hệ thống giải quyết tranh chấp lao động…”.

 

Đại diện sở LĐ- TB&XH tỉnh Đồng Nai báo cáo tham luận.

 

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã nghe báo cáo tham luận giải quyết tranh chấp lao động, đình công của sở LĐ-TB&XH Đồng Nai và thực trạng giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn xét xử của Tòa án TP. Hồ Chí Minh.

Ông Phú Hoàng Sơn, đại diện sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Nai cho biết: “Từ năm 2014 đến 31/12/2018, tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 159 vụ tranh chấp lao động tập thể dẫn đến đình công và số lượng các vụ đình công trong những năm gần đây đã giảm đáng kể, tính chất các vụ đình công diễn ra mang tính ôn hòa hơn so với trước, tuy nhiên số lượng vụ đình công xảy ra vẫn nhiều so với các địa phương khác trong cả nước. Để giải quyết các vụ đình công xảy ra, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan nhằm giải quyết tranh chấp lao động, đình công”.

 

 

Theo báo cáo về “Hoàn thiện hệ thống giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam” của Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH), hiện các vấn đề về tranh chấp lao động thường diễn ra ở tranh chấp lao động cá nhân và giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Theo đó, về tranh chấp lao động cá nhân, số lượng các vụ được xủ lý bởi các hòa giải viên trung bình chỉ đạt 3 - 4 vụ mỗi năm. Số vụ được hòa giải thành chiếm tỷ lệ 60%, số vụ hòa giải không thành chiếm tỷ lệ 40%, nguyên nhân của việc hòa giải không thành là người sử dụng lao động thiếu thiện chí, vắng mặt trong các buổi hòa giải.

Bên cạnh đó, hiện nay, các vụ tranh chấp lao động cá nhân mà tòa án thụ lý đều là các tranh chấp lao động cá nhân. Theo báo cáo của tòa án, trong 5 năm (2012-2016) tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm 24.854 vụ tranh chấp lao động (trong đó tranh chấp lao động đưa ra tòa án giải quyết vẫn tập trung chủ yếu ở địa bàn trọng điểm về kinh tế, công nghiệp, dịch vụ phát triển như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Nẵng…).

 

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp lắng nghe tham luận tại buổi tọa đàm.

 

Trong đó số vụ tranh chấp về bảo hiểm xã hội chiếm 43%; số vụ tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại chiếm 19%; Số vụ tranh chấp liên quan đến iệc làm, tiền lương chiếm 21% tổng số các vụ việc được thụ lý.

Về giải quyết tranh chấp lao động tập thể, thì các vụ giải quyết tranh chấp lao động có liên quan đến tập thể lao động được đưa ra giải quyết tại tòa án tỷ lệ rất thấp. Trong những năm qua, tranh chấp về thực hiện thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp về quyền thành lập, gia nhập hoạt động công đoàn là rất nhỏ, chỉ có 09 vụ việc/24.854 vụ việc được thụ lý giải quyết tại cấp sơ thẩm, chiếm tỷ lệ 0,04%.

XUÂN TRƯỜNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh