THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 04:48

6 tháng đầu năm 2016: Xẩy ra 3.674 vụ TNLĐ, làm chết 356 người...

 

Mới xử lý hình sự được 3 vụ TNLĐ nghiêm trọng

Theo số liệu thống kế của Cục An toàn lao động, trong 6 tháng đầu năm 2016 trên toàn quốc đã xảy ra 3.674 vụ TNLĐ làm 3.777 người bị nạn, trong đó có 323 vụ  TNLĐ chết người, với 356 người chết bị thương nặng là 854 người. Qua phân tích nguyên nhân tự 323 vụ TNLĐ cho thấy, Lĩnh vực xây dựng xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người , chiếm 21,6% tổng số vụ tai nạn và 22,3% tổng số người chết. Tiếp đến là lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 18,3% tổng số vụ và 17,6% tổng số người chết, cơ khí chế tạo chiếm 13,5 % tổng số vụ và 11,8% tổng số người chết, nông, lâm nghiệp chiếm 12,8,% tổng số vụ tai nạn và 11,8% tổng số người chết, dệt may, da giầy chiếm 9,4% tổng số vụ và 10,5% tổng số người chết.Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra trong 06 tháng đầu năm 2016 (chi phí tiền thuốc men, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,...) là 46,42 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 3,4 tỷ đồng. Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động lên đến 43.407 ngày

Về nguyên nhân chủ yếu để xảy ra TNLĐ chết người, chủ yếu vẫn do người sử dụng lao động, chiếm 47,2%, do người lao động chiếm 22,9%, còn lại 29,9% xảy ra do các nguyên nhân khách quan khác nhau.

Cũng theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 6 tháng đầu năm 2016, ngoài một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết, bị thương nhiều người đang trong quá trình điều tra nên chưa có hình thức xử lý, có 5 vụ được chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị khởi tố; trong đó có 3 vụ đã khởi tố vụ án. Vụ thứ nhất, Đoàn điều tra tai nạn lao động tỉnh Quảng Ninh đã chuyển hồ sơ vụ tai nạn lao động do sạt lở tầng xảy ra vào 11g00 ngày 8/5/2016, làm 2 người chết tại công trường khai thác 2, công ty cổ phần than Cao Sơn, (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra TP Cẩm Phả xem xét khởi tố vụ án hình do đã vi phạm quy định về an toàn lao động, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự. Vụ thứ hai là đó  cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn sập giàn giáo xảy ra vào 18g30 ngày 9/1/2016, làm 4 người chết tại công trường thi công Suối Quanh, bản Tà Pán, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa do “Vi phạm các quy định về an toàn lao động gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 227, Bộ luật Hình sự. Vụ TNLĐ thứ 3 là do tai nạn do sạt lở vách đá xảy ra vào 10g30 ngày 22/1/2016, làm 8 người chết tại mỏ đá của Doanh nghiệp TNHH Tuấn Hùng, xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự.

 

 Vụ TNLĐ  tại công trường thi công Suối Quanh, bản Tà Pán, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa làm 5 người chết

 Cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra về ATVSLĐ

Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, Căn cứ  tình hình và nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động trong 6 tháng đầu năm 2016, để chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động trong thời gian tới, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Bộ tiến hành rà soát, kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động. Đặc biệt chú ý các doanh nghiệp có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng như: xây dựng, khai thác khoáng sản, hóa chất... Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương điều tra và xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ tai nạn lao động, đặc biệt là những vụ nghiêm trọng theo đúng quy định của pháp luật để kịp thời giải quyết chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động cũng như có biện pháp khắc phục những nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động. Khẩn trương triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động theo Luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn; tăng cường tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng lĩnh vực và ngành nghề, cụ thể ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Tổ chức hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện trong việc thống kê, báo cáo tai nạn lao động đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động.Các doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm có hại tại doanh nghiệp; bố trí, tổ chức bộ phận làm công tác an toàn, vệ sinh lao động là những người có kinh nghiệm, hiểu biết về an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an toàn của thiết bị và nơi làm việc; trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ các nhân cho người lao động; kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.

 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, tuyên truyền vận động người sử dụng lao động quan tâm, chú ý việc xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp làm việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc; tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn cho các hội viên. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tăng cường tuyên truyền, vận động người lao động chấp hành tốt các nội quy, quy trình làm việc an toàn; sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động được trang bị nhằm hạn chế đến mức thấp nhất TNLĐ, bảo đảm an toàn, sức khoẻ và tính mạng cho người lao động. Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, kiến thức đến hội viên; vận động nông dân tích cực thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong lao động

Cần triển khai thực hiện tốt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2016, nhằm đạt các mục tiêu của Chương trình Quốc gia an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 5/1/2016./.

 Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người trong 6 tháng đầu năm 2016

 

TT

Địa phương

Số vụ

Số người bị nạn

Số vụ chết người

Số người chết

Số người bị thương nặng

1

TP Hồ Chí Minh

683

    702

45

50

    178

2

Hà Nội

98

     98

27

27

        9

3

Bình Dương

244

    245

23

24

      15

4

Thanh Hóa

32

     53

20

38

      15

5

Đồng Nai

970

    973

17

17

    102

6

Hải Dương

87

     87

9

9

      78

7

Long An

185

    186

9

10

        8

8

Quảng Ninh

280

    287

8

9

    163

9

Thái Nguyên

41

     43

8

10

        7

10

Thái Bình

35

     35

8

8

        9

 

THIỀU VĂN LÝ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh