CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:19

Tiếp thêm nghị lực cho người bị nhiễm HIV

 

Chăm sóc trẻ em nhiễm HIV.
Nâng cao nhận thức, chống kỳ thị
Trong buổi gặp gỡ với chị em bị lây nhiễm HIV, sinh hoạt trong Câu lạc bộ (CLB) Cành cọ xanh, chị Nguyễn Thị Thủy ở phường Nông Trang (TP. Việt Trì - Phú Thọ) tâm sự: “Đa số các chị em ở CLB bị lây HIV qua chồng. Chị em phải chịu nhiều thiệt thòi, họ luôn mặc cảm, sợ hãi, mất hết niềm tin vào cuộc đời. Đáng lo nhất là con cái họ bị kỳ thị khi đi học vì nhiều phụ huynh vẫn không ủng hộ chuyện học hòa nhập của trẻ em nhiễm HIV”
 Chị Thủy cho biết thêm, sinh hoạt ở CLB Cành cọ xanh, chị em có hoàn cảnh được bộc bạch, chia sẻ, quan trọng nhất là chị em được tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc dành cho người nhiễm HIV. Nhiều chị em bớt dần đi mặc cảm, tìm được công việc ổn định để có cuộc sống bình thường.
 
Ám ảnh về nguy cơ lây HIV, nên nhiều phụ huynh lo ngại việc con em mình tiếp xúc, vui chơi, học hành cùng trẻ em bị nhiễm HIV. Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Xuân Lâm, Phó chủ tịch UBND phường Nông Trang kể: Ngay ở nhiều cuộc truyền thông về quyền của trẻ em nhiễm HIV, có người không ngần ngại mà cho rằng: Chúng tôi đồng cảm với người làm công tác xã hội nói về trẻ nhiễm HIV; chúng tôi hiểu trẻ nhiễm HIV không có lỗi gì, các em có quyền đi học, hòa nhập, quyền được đối xử bình đẳng; nhưng quyền lợi của con em chúng tôi thì sao? Ai là người chịu trách nhiệm nếu con em chúng tôi lây HIV? Vì vậy, trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể là rất lớn trong việc tuyên truyền để người dân thấy được sự kỳ thị nguy hiểm như một căn bệnh. Sự hình thành và hoạt động của CLB Cành cọ xanh ở phường là bước đi tích cực, để người bị nhiễm HIV không còn bị cách ly, cô lập hay trầm trọng hơn là sự tự kỳ thị của chính bản thân người nhiễm HIV.
Không  kỳ thị, cô lập người nhiễm HIV.
Vui sống trong nhân ái, yêu thương
10 năm nay, ngôi nhà số 30 đường Nguyễn Du (phường Ninh Xá -  TP. Bắc Ninh) là địa chỉ sinh hoạt nhóm tự lực của những người nhiễm HIV mang tên Ngày mai tươi sáng. Hoạt động tích cực và thiết thực của nhóm gắn với nỗ lực của nhóm trưởng Phạm Thị Hiền. Sinh năm 1980, sau khi có đứa con đầu lòng năm 2003, Hiền mới hay chồng mình bị nhiễm HIV. Cô choáng váng khi nghe tin đứa con của mình cũng mang HIV. Chán nản, gia đình Hiền trượt dài trong tuyệt vọng cho đến khi cô gặp nhóm Vì ngày mai tươi sáng của Hà Nội trong chuyến công tác của nhóm tại Bắc Ninh. Hiền nung nấu ý định thành lập nhóm Ngày mai tươi sáng của tỉnh Bắc Ninh. Năm 2005, nhóm thành lập với 6 thành viên là những phụ nữ nhiễm HIV qua chồng.
Hiền tâm sự: Hoạt động của nhóm được sự ủng hộ, chào đón của cộng đồng. Chị em được tư vấn, chăm sóc, khám chữa bệnh, tiếp cận với các chương trình dành cho người bị nhiễm HIV, được mua thuốc giá rẻ, dùng thuốc ARV miễn phí… Hiện nay, nhóm quy tụ hơn 100 người tham gia. Chị em nhiễm HIV muốn sinh con sẽ được tư vấn và điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.
Theo thống kê, toàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay có hơn 300 trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Nhiều gia đình vì sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử nên giấu diếm, không tiết lộ tình trạng nhiễm. Có khi, ngay trong gia đình, chồng giấu vợ, giấu bạn tình, người thân, hoặc ngược lại.
Bên cạnh đó, sự xa lánh của không ít người chưa có nhìn nhận đúng đắn về HIV cũng đã vô tình đã gây nên những kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị ảnh hưởng bởi HIV.
Có em nhiễm HIV sợ không dám học, nhiều em đến trường phải ngồi riêng góc lớp, không ai đến gần. Nhiều người phải bỏ làm việc, bị tẩy chay ở sinh hoạt cộng đồng, nhiều người còn bị bạo hành.
Trưởng nhóm Ngày mai tươi sáng tỉnh Bắc Ninh, Phạm Thị Hiền cho biết thêm: Mấy năm gần đây, sự nhìn nhận của xã hội cũng như ở mỗi gia đình có người nhiễm HIV đã thay đổi. Thêm nhiều người nhiễm HIV đã công khai danh tính, tình trạng sức khỏe để có sự tư vấn, hỗ trợ trong điều trị. Sự cởi mở của cộng đồng đã tiếp thêm sức mạnh, nghị lực sống cho người nhiễm HIV chống chọi với căn bệnh, hòa nhập cộng đồng. Cả nhóm gần gũi như gia đình, vui sống trong nhân ái, yêu thương.
Hầu hết trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV đều sống trong hoàn cảnh gia đình khó khăn. Bên cạnh sự cảm thông chia sẻ về tinh thần, các em rất cần sự ủng hộ về vật chất, giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống. Sở LĐTBXH tỉnh Bắc Ninh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác chăm sóc, giúp đỡ người có HIV. Các chương trình “Ngày của con”, “Ngày hội yêu thương”… đã nhân rộng sự quan tâm của xã hội về tinh thần và vật chất đối với trẻ em và các gia đình có người nhiễm HIV.

 

 
Chăm sóc trẻ em nhiễm HIV.
 
Nâng cao nhận thức, chống kỳ thị
 
Trong buổi gặp gỡ với chị em bị lây nhiễm HIV, sinh hoạt trong Câu lạc bộ (CLB) Cành cọ xanh, chị Nguyễn Thị Thủy ở phường Nông Trang (TP. Việt Trì - Phú Thọ) tâm sự: “Đa số các chị em ở CLB bị lây HIV qua chồng. Chị em phải chịu nhiều thiệt thòi, họ luôn mặc cảm, sợ hãi, mất hết niềm tin vào cuộc đời. Đáng lo nhất là con cái họ bị kỳ thị khi đi học vì nhiều phụ huynh vẫn không ủng hộ chuyện học hòa nhập của trẻ em nhiễm HIV”.
 
 Chị Thủy cho biết thêm, sinh hoạt ở CLB Cành cọ xanh, chị em có hoàn cảnh được bộc bạch, chia sẻ, quan trọng nhất là chị em được tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc dành cho người nhiễm HIV. Nhiều chị em bớt dần đi mặc cảm, tìm được công việc ổn định để có cuộc sống bình thường.
 
Ám ảnh về nguy cơ lây HIV, nên nhiều phụ huynh lo ngại việc con em mình tiếp xúc, vui chơi, học hành cùng trẻ em bị nhiễm HIV. Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Xuân Lâm, Phó chủ tịch UBND phường Nông Trang kể: Ngay ở nhiều cuộc truyền thông về quyền của trẻ em nhiễm HIV, có người không ngần ngại mà cho rằng: Chúng tôi đồng cảm với người làm công tác xã hội nói về trẻ nhiễm HIV; chúng tôi hiểu trẻ nhiễm HIV không có lỗi gì, các em có quyền đi học, hòa nhập, quyền được đối xử bình đẳng; nhưng quyền lợi của con em chúng tôi thì sao? Ai là người chịu trách nhiệm nếu con em chúng tôi lây HIV? Vì vậy, trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể là rất lớn trong việc tuyên truyền để người dân thấy được sự kỳ thị nguy hiểm như một căn bệnh. Sự hình thành và hoạt động của CLB Cành cọ xanh ở phường là bước đi tích cực, để người bị nhiễm HIV không còn bị cách ly, cô lập hay trầm trọng hơn là sự tự kỳ thị của chính bản thân người nhiễm HIV.
 
 
Không  kỳ thị, cô lập người nhiễm HIV.
 
Vui sống trong nhân ái, yêu thương
 
10 năm nay, ngôi nhà số 30 đường Nguyễn Du (phường Ninh Xá -  TP. Bắc Ninh) là địa chỉ sinh hoạt nhóm tự lực của những người nhiễm HIV mang tên Ngày mai tươi sáng. Hoạt động tích cực và thiết thực của nhóm gắn với nỗ lực của nhóm trưởng Phạm Thị Hiền. Sinh năm 1980, sau khi có đứa con đầu lòng năm 2003, Hiền mới hay chồng mình bị nhiễm HIV. Cô choáng váng khi nghe tin đứa con của mình cũng mang HIV. Chán nản, gia đình Hiền trượt dài trong tuyệt vọng cho đến khi cô gặp nhóm Vì ngày mai tươi sáng của Hà Nội trong chuyến công tác của nhóm tại Bắc Ninh. Hiền nung nấu ý định thành lập nhóm Ngày mai tươi sáng của tỉnh Bắc Ninh. Năm 2005, nhóm thành lập với 6 thành viên là những phụ nữ nhiễm HIV qua chồng.
 
Hiền tâm sự: Hoạt động của nhóm được sự ủng hộ, chào đón của cộng đồng. Chị em được tư vấn, chăm sóc, khám chữa bệnh, tiếp cận với các chương trình dành cho người bị nhiễm HIV, được mua thuốc giá rẻ, dùng thuốc ARV miễn phí… Hiện nay, nhóm quy tụ hơn 100 người tham gia. Chị em nhiễm HIV muốn sinh con sẽ được tư vấn và điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.
 
Theo thống kê, toàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay có hơn 300 trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Nhiều gia đình vì sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử nên giấu diếm, không tiết lộ tình trạng nhiễm. Có khi, ngay trong gia đình, chồng giấu vợ, giấu bạn tình, người thân, hoặc ngược lại.
 
Bên cạnh đó, sự xa lánh của không ít người chưa có nhìn nhận đúng đắn về HIV cũng đã vô tình đã gây nên những kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị ảnh hưởng bởi HIV.
 
Có em nhiễm HIV sợ không dám học, nhiều em đến trường phải ngồi riêng góc lớp, không ai đến gần. Nhiều người phải bỏ làm việc, bị tẩy chay ở sinh hoạt cộng đồng, nhiều người còn bị bạo hành.
 
Trưởng nhóm Ngày mai tươi sáng tỉnh Bắc Ninh, Phạm Thị Hiền cho biết thêm: Mấy năm gần đây, sự nhìn nhận của xã hội cũng như ở mỗi gia đình có người nhiễm HIV đã thay đổi. Thêm nhiều người nhiễm HIV đã công khai danh tính, tình trạng sức khỏe để có sự tư vấn, hỗ trợ trong điều trị. Sự cởi mở của cộng đồng đã tiếp thêm sức mạnh, nghị lực sống cho người nhiễm HIV chống chọi với căn bệnh, hòa nhập cộng đồng. Cả nhóm gần gũi như gia đình, vui sống trong nhân ái, yêu thương.
 
Hầu hết trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV đều sống trong hoàn cảnh gia đình khó khăn. Bên cạnh sự cảm thông chia sẻ về tinh thần, các em rất cần sự ủng hộ về vật chất, giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống. Sở LĐTBXH tỉnh Bắc Ninh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác chăm sóc, giúp đỡ người có HIV. Các chương trình “Ngày của con”, “Ngày hội yêu thương”… đã nhân rộng sự quan tâm của xã hội về tinh thần và vật chất đối với trẻ em và các gia đình có người nhiễm HIV.
 
Chăm sóc trẻ em nhiễm HIV.
Nâng cao nhận thức, chống kỳ thị
Trong buổi gặp gỡ với chị em bị lây nhiễm HIV, sinh hoạt trong Câu lạc bộ (CLB) Cành cọ xanh, chị Nguyễn Thị Thủy ở phường Nông Trang (TP. Việt Trì - Phú Thọ) tâm sự: “Đa số các chị em ở CLB bị lây HIV qua chồng. Chị em phải chịu nhiều thiệt thòi, họ luôn mặc cảm, sợ hãi, mất hết niềm tin vào cuộc đời. Đáng lo nhất là con cái họ bị kỳ thị khi đi học vì nhiều phụ huynh vẫn không ủng hộ chuyện học hòa nhập của trẻ em nhiễm HIV”.
 Chị Thủy cho biết thêm, sinh hoạt ở CLB Cành cọ xanh, chị em có hoàn cảnh được bộc bạch, chia sẻ, quan trọng nhất là chị em được tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc dành cho người nhiễm HIV. Nhiều chị em bớt dần đi mặc cảm, tìm được công việc ổn định để có cuộc sống bình thường.
 
Ám ảnh về nguy cơ lây HIV, nên nhiều phụ huynh lo ngại việc con em mình tiếp xúc, vui chơi, học hành cùng trẻ em bị nhiễm HIV. Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Xuân Lâm, Phó chủ tịch UBND phường Nông Trang kể: Ngay ở nhiều cuộc truyền thông về quyền của trẻ em nhiễm HIV, có người không ngần ngại mà cho rằng: Chúng tôi đồng cảm với người làm công tác xã hội nói về trẻ nhiễm HIV; chúng tôi hiểu trẻ nhiễm HIV không có lỗi gì, các em có quyền đi học, hòa nhập, quyền được đối xử bình đẳng; nhưng quyền lợi của con em chúng tôi thì sao? Ai là người chịu trách nhiệm nếu con em chúng tôi lây HIV? Vì vậy, trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể là rất lớn trong việc tuyên truyền để người dân thấy được sự kỳ thị nguy hiểm như một căn bệnh. Sự hình thành và hoạt động của CLB Cành cọ xanh ở phường là bước đi tích cực, để người bị nhiễm HIV không còn bị cách ly, cô lập hay trầm trọng hơn là sự tự kỳ thị của chính bản thân người nhiễm HIV.
 
Không  kỳ thị, cô lập người nhiễm HIV.
Vui sống trong nhân ái, yêu thương
10 năm nay, ngôi nhà số 30 đường Nguyễn Du (phường Ninh Xá -  TP. Bắc Ninh) là địa chỉ sinh hoạt nhóm tự lực của những người nhiễm HIV mang tên Ngày mai tươi sáng. Hoạt động tích cực và thiết thực của nhóm gắn với nỗ lực của nhóm trưởng Phạm Thị Hiền. Sinh năm 1980, sau khi có đứa con đầu lòng năm 2003, Hiền mới hay chồng mình bị nhiễm HIV. Cô choáng váng khi nghe tin đứa con của mình cũng mang HIV. Chán nản, gia đình Hiền trượt dài trong tuyệt vọng cho đến khi cô gặp nhóm Vì ngày mai tươi sáng của Hà Nội trong chuyến công tác của nhóm tại Bắc Ninh. Hiền nung nấu ý định thành lập nhóm Ngày mai tươi sáng của tỉnh Bắc Ninh. Năm 2005, nhóm thành lập với 6 thành viên là những phụ nữ nhiễm HIV qua chồng.
Hiền tâm sự: Hoạt động của nhóm được sự ủng hộ, chào đón của cộng đồng. Chị em được tư vấn, chăm sóc, khám chữa bệnh, tiếp cận với các chương trình dành cho người bị nhiễm HIV, được mua thuốc giá rẻ, dùng thuốc ARV miễn phí… Hiện nay, nhóm quy tụ hơn 100 người tham gia. Chị em nhiễm HIV muốn sinh con sẽ được tư vấn và điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.
Theo thống kê, toàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay có hơn 300 trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Nhiều gia đình vì sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử nên giấu diếm, không tiết lộ tình trạng nhiễm. Có khi, ngay trong gia đình, chồng giấu vợ, giấu bạn tình, người thân, hoặc ngược lại.
Bên cạnh đó, sự xa lánh của không ít người chưa có nhìn nhận đúng đắn về HIV cũng đã vô tình đã gây nên những kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị ảnh hưởng bởi HIV.
Có em nhiễm HIV sợ không dám học, nhiều em đến trường phải ngồi riêng góc lớp, không ai đến gần. Nhiều người phải bỏ làm việc, bị tẩy chay ở sinh hoạt cộng đồng, nhiều người còn bị bạo hành.
Trưởng nhóm Ngày mai tươi sáng tỉnh Bắc Ninh, Phạm Thị Hiền cho biết thêm: Mấy năm gần đây, sự nhìn nhận của xã hội cũng như ở mỗi gia đình có người nhiễm HIV đã thay đổi. Thêm nhiều người nhiễm HIV đã công khai danh tính, tình trạng sức khỏe để có sự tư vấn, hỗ trợ trong điều trị. Sự cởi mở của cộng đồng đã tiếp thêm sức mạnh, nghị lực sống cho người nhiễm HIV chống chọi với căn bệnh, hòa nhập cộng đồng. Cả nhóm gần gũi như gia đình, vui sống trong nhân ái, yêu thương.
Hầu hết trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV đều sống trong hoàn cảnh gia đình khó khăn. Bên cạnh sự cảm thông chia sẻ về tinh thần, các em rất cần sự ủng hộ về vật chất, giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống. Sở LĐTBXH tỉnh Bắc Ninh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác chăm sóc, giúp đỡ người có HIV. Các chương trình “Ngày của con”, “Ngày hội yêu thương”… đã nhân rộng sự quan tâm của xã hội về tinh thần và vật chất đối với trẻ em và các gia đình có người nhiễm HIV.

Sơn Thành/ Tạp chí Gia đình & Trẻ em

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh