THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:00

Tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo: Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của ngành LĐ-TB&XH

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH được chuẩn bị công phu, bám sát yêu cầu đề cương giám sát và tình hình thực tiễn, từ đó làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến chuyên đề giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH được chuẩn bị công phu, bám sát yêu cầu đề cương giám sát và tình hình thực tiễn, từ đó làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến chuyên đề giám sát.

Ngày 8/4, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021” chủ trì cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).

Tham dự có Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát; Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung…

Nhận diện, đánh giá tổng thể

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương nêu rõ, thực hiện Nghị quyết và Kế hoạch giám sát chuyên đề “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021" của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn triển khai giám sát và làm việc trực tiếp với Bộ LĐ-TB&XH để có nhận diện, đánh giá tổng thể về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực Bộ quản lý.

Đánh giá bước đầu cho thấy, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện theo quy định với tổng số 4 văn bản (1 nghị định, 3 thông tư). Nhiều văn bản chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo cũng đã được Bộ ban hành.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung khẳng định, luôn quan niệm, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo “là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của ngành”.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung khẳng định, luôn quan niệm, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo “là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của ngành”.

Đặc biệt, trong thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19, Bộ đã thiết lập 6 số điện thoại đường dây nóng trực 24/7 tại Thanh tra Bộ (bình thường duy trì 2 số điện thoại giải đáp chế độ, chính sách, tiếp nhận thông tin khiếu nại, tố cáo).

Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá bước đầu, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan, đại diện Tổ công tác cho biết, báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH đã tuân thủ theo đề cương, kế hoạch của Đoàn Giám sát với tinh thần trách nhiệm, cầu thị cao.

Về ban hành văn bản, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện, Bộ đã ban hành đầy đủ các văn bản, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện theo quy định, nhiều văn bản chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo.

“Đặc biệt trong thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống Covid-19 đã thiết lập nhiều số điện thoại đường dây nóng trực 24/7 tại Thanh tra Bộ”, ông Lâm Văn Đoan nói.

Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo đã chú trọng thực chất

Báo cáo với Đoàn giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho biết, việc tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được Bộ thực hiện kịp thời, đồng bộ, tạo hành lang pháp lý vững chắc, đầy đủ để thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý Nhà nước của ngành, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Quang cảnh cuộc làm việc

Quang cảnh cuộc làm việc

Đồng thời, công tác tuyên truyền, tập huấn được thực hiện thường xuyên, liên tục; công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã chú trọng thực chất, tập trung trao đổi, hướng dẫn các tình huống cụ thể nên đã phát huy hiệu quả trong thực tiễn công tác.

Bên cạnh đó, đại diện Bộ LĐ-TB&XH cũng nêu rõ kết quả tổ chức thực hiện: về tiếp công dân; tình hình về giải quyết các đơn liên quan đến lĩnh vực lao động, việc làm; tình hình về giải quyết đơn liên quan đến lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại Cục Quản lý lao động ngoài nước; kết quả tiếp nhận thông tin hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 qua đường dây “nóng”; việc thực hiện Kết luận số 21112/KL-TTCP;…

Trên cơ sở phân tích khó khăn, và nguyên nhân những tồn tại, hạn chế, Bộ LĐ-TB&XH nêu kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

Theo đó, đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 18 Luật Tiếp công dân theo hướng cho phép được ủy quyền cho phép cấp phó tiếp công dân thay trong trường hợp đi công tác đột xuất; đề nghị hướng dẫn cụ thể Điều 9 Luật Tiếp công dân về xác định năng lực hành vi của công dân để tạo thuận lợi cho cán bộ tiếp công dân làm nhiệm vụ.

Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH kiến nghị tăng biên chế đối với Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ; tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về kỹ năng và xử lý tình huống trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;…

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành tán thành với nhiều nội dung trong Báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành tán thành với nhiều nội dung trong Báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH

Thảo luận tại cuộc làm việc, các thành viên Đoàn giám sát cho rằng, báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH đã phản ánh tình hình, kết quả thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ trong giai đoạn 2016 -2021; và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chính sách, pháp luật, góp phần nâng cao năng lực, trách nhiệm của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo.

Số lượt tiếp công dân của Bộ trưởng LĐ-TB&XH khá cao

Giải trình, làm rõ nhiều nội dung các thành viên Đoàn giám sát quan tâm tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, các ý kiến tại cuộc họp đã gợi mở cho ngành nhiều điều trong việc tăng cường hơn nữa công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian tới.

Người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH khẳng định, luôn quan niệm, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo “là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của ngành”.

Vì “làm tốt việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với ngành, thì sẽ góp phần giảm thiểu bức xúc trong nhân dân”, ông Dung nói và nhấn mạnh thêm, đây là điều rất quan trọng để thực hiện chính sách an dân. 

Vì thế, theo Bộ trưởng trong thời gian vừa qua, ngoài việc xây dựng chính sách an sinh, xã hội, Bộ LĐ-TB&XH đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Ông cho hay, những năm đầu nhiệm kỳ trước, tình trạng đơn thư trong lĩnh vực do ngành quản lý khá nhiều. “Nhưng đến thời điểm này, đơn thư giảm đi rất nhiều", tư lệnh ngành thông tin.

 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao đổi bên lề với các thành viên Đoàn giám sát về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực Bộ quản lý

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao đổi bên lề với các thành viên Đoàn giám sát về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực Bộ quản lý

Qua xem xét Báo cáo và giải trình, làm rõ thêm của lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH tại cuộc làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đánh giá Bộ đã phản ánh được tình hình, kết quả thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại đơn vị, chỉ ra được những tồn tại, hạn chế và đề xuất được giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật, góp phần nâng cao năng lực, trách nhiệm trong công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đặc biệt, các thành viên Đoàn giám sát đề nghị Bộ đánh giá thêm bài học kinh nghiệm từ việc Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH trực tiếp tiếp công dân (nhất là số lượt tiếp công dân của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khá cao so với các Bộ, ngành khác).

Kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao việc Bộ LĐ-TB&XH đánh giá báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, đã bám sát yêu cầu, mục đích, đề cương giám sát và tình hình thực tiễn, từ đó làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến chuyên đề giám sát,.

Đồng thời, nhấn mạnh, Bộ đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thiết lập đường dây nóng, sửa đổi kịp thời các thông tư và nhiều công văn để chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đáng chú ý, ông Phương cũng bày tỏ sự đồng tình với cách làm hay, những ưu điểm nổi bật của Bộ trong triển khai thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý Bộ cần có báo cáo cụ thể hơn để chia sẻ kinh nghiệm...

Thành Công

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh