THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 09:00

Thúc đẩy bình đẳng giới và sức khỏe trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

BĐKH hiện đang là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với khu vực châu Á- Thái Bình Dương và có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, nhất là đối với người nghèo, những đối tượng dễ tổn thương và đặc biệt là đối với phụ nữ. Việc nhận định rõ những thách thức này là hết sức cần thiết để bảo đảm sự phát triển bền vững trong khu vực.

 


 

Những thách thức trong vấn đề BĐG với BĐKH tại Việt Nam

Theo đánh giá của các chuyên gia thì Việt Nam là 1 trong 5 nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bị ảnh hưởng lớn nhất của BĐKH, 74% là đất nông nghiệp với 80% người dân sống ở vùng nông thôn phụ thuộc vào nông thôn phụ thuộc vào nông nghiệp do đó những thiên tai do BĐKH sẽ ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến cuộc sống của người dân Việt Nam. Thực tế cho thấy nữ giới là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, nó ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của phụ nữ.

BĐKH tác động tới sức khỏe, tăng thêm dịch bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm. Do các yếu tố về sinh học (giới tính) và văn hóa xã hội (giới), nam giới và phụ nữ trải nghiệm sự BĐKH khác nhau, ví dụ: phụ nữ và trẻ em có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn do thiên tai liên quan đến BĐKH so với nam giới vì những bất bình đẳng giới cơ bản. Do các quy chuẩn và vai trò xã hội mà phụ nữ phải chịu sự phân công lao động mang tính định kiến dẫn đến nguy cơ bạo lực tình dục cao hơn và gia tăng thời gian đói nghèo.

Ngoài ra, phụ nữ còn bị hạn chế về các vị trí lãnh đạo, không được tiếp cận với sự hỗ trợ bên ngoài, thông tin và kỹ năng ứng phó với thiên tai (so với nam giới).

Các chính sách để chống lại biến đổi khí hậu thường xem nhẹ những vấn đề khác biệt cơ bản cơ bản về giới: nhu cầu, thách thức, hạ tầng,..

Giới tính có sự tương tác với các yếu tố xã hội khác, như thu nhập, tuổi tác, dân tộc, giáo dục. Phụ nữ, trẻ em từ các hộ gia đình có thu nhập thấp phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí xung quanh nhiều hơn do sử dụng nhiên liệu không sạch để nấu ăn và sưởi ấm.

Việt Nam nỗ lực giảm tác động của BĐKH với BĐG

Trong bối cảnh BĐKH có những tác động gây ảnh hưởng đến đời sống người dân và đặc biệt đến phụ nữ và trẻ em gái, Việt Nam đã tham gia các hiệp ước quốc tế về bình đẳng giới, y tế và biến đổi khí hậu. Xây dựng khung pháp lý. Hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn.

Trong liên minh nghị viện – IPU 132 diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam đã cam kết sẽ đánh giá sự tiến bộ không chỉ dựa trên các chỉ số trung bình của quốc gia mà còn phải xem xét tới các nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất trong xã hội, để đảm bảo ai cũng được quan tâm. Theo đó, năng lực quốc gia phục vụ việc thu thập và phân tích dữ liệu theo giới tính, độ tuổi, nhóm thiểu số và tình trạng sức khỏe là quan trọng.

 

Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thúy Anh, chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều thách thức trong việc giải quyết vấn đề bình đẳng giới. Bình đẳng giới không phải là vấn đề độc lập trong các chính sách ứng phó với BĐKH. Bà Thúy Anh cho rằng, Phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương khác thường bị coi là “nạn nhân”, trong khi đó các Bộ, ngành, địa phương chưa nhận thức rõ ràng về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu, giới và sức khỏe.

Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam kiến nghị, cần có sự thống nhất nhận thức giữa các đại biểu Quốc hội về sự gắn kết giữa BĐKH, bất bình đẳng giới và sức khỏe. Xây dựng các đạo luật thúc đẩy biện pháp đối phó với BĐKH phù hợp với yêu cầu về giới và sức khỏe. Rà soát ngân sách để đảm bảo nguồn chi ngắn hạn và dài hạn.

Bên cạnh đó, cần giám sát chặc chẽ các hoạt động của chính phủ và đảm bảo trách nhiệm giải trình từ trung ương đến địa phương, các Bộ, ban, ngành. Tăng cường sự tham gia, đóng góp từ các bên với phương châm coi phụ nữ là động lực và mục tiêu để phát triển bền vững và các biện pháp đối phó với BĐKH.

Các chương trình y tế có thể được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của mọi người, phụ nữ và trẻ em gái, nam giới và trẻ em trai. Phụ nữ và nam giới, bé gái và bé trai có thể và nên là những người tham gia tích cực và là những người ra quyết định trong việc giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH. Điều này đòi hỏi phải có sự tiếp cận bình đẳng đối với thông tin, đào tạo và nguồn lực.

LÊ HOÀNG - THÙY TRÂM

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh