Thừa Thiên Huế triển khai đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số
- Dược liệu
- 06:22 - 29/09/2022
- Thừa Thiên Huế: Vận động, di dời gần 8.100 người dân vùng xung yếu biên giới đến nơi an toàn
- Thừa Thiên Huế tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT
- 420 suất học bổng “Vì em hiếu học” đến với học sinh vùng khó khăn Thừa Thiên Huế
- Thừa Thiên Huế: Chính sách tín dụng đối với người nghèo phát huy hiệu quả
- Thừa Thiên Huế giải quyết việc làm cho 13.705 lao động trong 8 tháng năm 2022
Mục tiêu của đề án là giúp phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số (DTTS) trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ mầm non người DTTS đến trường tiểu học; nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông vùng DTTS; góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết và văn hóa của đồng bào các DTTS…
Thừa Thiên Huế phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 50% trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp, 100% trẻ em là người DTTS trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi. Hằng năm, 100% học sinh tiểu học là người DTTS được tập trung tăng cường tiếng Việt.
Đối với giáo dục mầm non, Thừa Thiên Huế sẽ ban hành các cơ chế chính sách của địa phương đối với trẻ em người DTTS, giáo viên, cơ sở giáo dục mầm non thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ. Rà soát đầu tư xây dựng, mua sắm, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp, trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương. Bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, học liệu phù hợp cho tất cả các nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có trẻ em người dân tộc thiểu số, phục vụ việc giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ. Thiết kế và triển khai các chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho cha, mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em. Triển khai sổ tay bồi dưỡng, tập huấn về tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số, cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ tại gia đình và cộng đồng…
Đối với Giáo dục tiểu học, sẽ thiết kế và triển khai các chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho học sinh vùng DTTS. Tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án. Thực hiện một số chính sách đặc thù đối với học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số. Ban hành các cơ chế chính sách đối với học sinh tiểu học là người DTTS và giáo viên dạy học vùng DTTS của địa phương. Rà soát đầu tư xây dựng, mua sắm, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp, trong các cơ sở giáo dục tiểu học, đặc biệt tại các điểm lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương. Bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng học tập học liệu phù hợp cho tất cả các điểm trường tiểu học ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có học sinh người dân tộc thiểu số, phục vụ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ. Xây dựng mô hình tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS…