THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 06:23

Thừa Thiên Huế: Thay đổi quy ước, hương ước phù hơp với Luật Bình đẳng giới

 

Các văn bản quy ước tại các địa phương được chọn xây dựng mô hình đã được người dân tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung thêm nội dung thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể là những vấn đề: Nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh; tránh phân biệt, có cách ứng xử phù hợp, tiến bộ, không phân biệt đối với các gia đình sinh con gái hoặc sinh con một bề là trẻ em gái; không phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong việc tham gia vào lĩnh vực đào tạo, lao động việc làm và phân chia tài sản thừa kế…

Năm 2012, việc lồng ghép một số nội dung của Luật BĐG vào hương ước, quy ước xây dựng làng, thôn, bản văn hóa ở 5 xã Bắc Sơn, Đông Sơn, Hồng Bắc, Hồng Kim, Hồng Vân. Phát huy những kết quả đạt được, năm 2013 mô hình tiếp tục được nhân rộng ra các xã A Ngo, Hồng Quảng, Hồng Thượng và thị trấn A Lưới; năm 2014 là tại các xã Hồng Trung, Hồng Thủy, Hồng Hạ, Sơn Thủy, Hương Lâm.

Năm 2015, mô hình thay đổi quy ước, hương ước phù hợp với quy định về BĐG tiếp tục được triển khai tại các xã: A Roàng (12 thôn), A Đớt (8 thôn), Hương Phong (2 thôn) và xã Nhâm (8 thôn).

Nội dung sửa đổi quy ước, hương ước phải đảm bảo nguyên tác BĐG; quy định rõ rang trách nhiệm của các cấp trong việc lồng ghép BĐG vào các hương ước, quy ước; tổ chức họp dân để lấy ý kiến thống nhất. Sau khi triển khai mô hình, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện A Lưới, Sở VHTTDL (đơn vị chủ trì thực hiện) đã kiểm tra giám sát thông qua các biên bản họp dân của các thôn, bản về “Lồng ghép một số nội dung Luật BĐG vào quy ước, hương ước xây dựng làng, thôn, bản văn hóa”. Qua kiểm tra cho thấy 100% các thôn, bản được chọn xây dựng mô hình đã bổ sung nội dung của Luật BĐG vào hương ước, uy ước theo hướng dẫn và được các cấp thẩm quyền phê duyệt. Ngoài những nội dung trọng tâm được quy định, các thôn, bản còn đề xuất thêm những biện pháp, quy định riêng phù hợp với thực tế của địa phương mình.

Từ những việc làm thiết thực như trên, công tác BĐG giới nói chung, mồ hình thay đổi quy ước, hương ước phù hợp với nguyên tắc BĐG ở A Lưới đã đạt được những kết quả khả quan. Các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn đã xây dựng và đưa một số nội dung có liên quan đến bình đẳng giới vào quy ước, hương ước, hương ước văn hóa. Đến nay, có 128/133 làng, thôn, tổ dân phố và 80/83 cơ quan, đơn vị đã xây dựng quy ước, hương ước văn hóa có lồng ghép và thực hiện các nội dung về bình đẳng giới; có 14 xã, thị trấn đã triển khai xây dựng mô hình đưa một số nội dung của Luật Bình đẳng giới vào quy ước văn hóa. Công tác Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng đạt kết quả cụ thể được các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân ghi nhận.

Các cơ quan truyền thông của huyện đã phối hợp tuyên truyền, phổ biến Luật Bình đẳng giới, kiến thức về giới và sự tiến bộ của phụ nữ  trong đội ngũ công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới bằng nhiều hình thức phong phú đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về bình đẳng giới, tư tưởng trọng nam, khinh nữ trong xã hội đã dần được khắc phục. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, công tác Vì sự tiến bộ của phụ nữ, đặc biệt là mô hình “Lồng ghép một số nội dung BĐG vào quy ước, hương ước xây dựng thôn, bản văn hóa” tại A lưới vẫn gặp phải một số khó khăn nhất định. Tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo còn thấp chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng phụ nữ. Tình trạng ngược đãi phụ nữ, bạo lực gia đình trên địa bàn huyện vẫn còn diễn ra phức tạp. Một số ngành thành viên chưa quan tâm trong công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và việc tham mưu lồng ghép giới trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện. Nhận thức của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm số đông tại A Lưới) về BĐG còn thấp. Nhận thức về công tác BĐG của một số cấp ủy đảng, người đứng đầu đơn vị chưa đúng, chưa xác định rõ trách nhiệm. Công tác chỉ đạo thực hiện còn mang tình hình thức, đối phó,…

Do đó, để công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, của huyện A Lưới nói riêng đạt được những kết quả tốt hơn nữa, các cấp, các ngành và toàn bộ người dân trên địa bàn tỉnh cần quan tâm, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Công tác thông tin, tuyên truyền, cần được đẩy mạnh cũng như cần bổ sung kinh phí thực hiện. Tiếp tục nhân rộng mô hình “Lồng ghép một số nội dung BĐG vào quy ước, hương ước xây dựng thôn, bản văn hóa” tại A Lưới,…

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh