THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:23

Thừa Thiên Huế khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch chăm sóc sức khoẻ

Du lịch chăm sóc sức khoẻ đang dần trở thành lựa chọn hàng đầu của du khách

Du lịch chăm sóc sức khoẻ đang dần trở thành lựa chọn hàng đầu của du khách

Nhiều tiềm năng để phát triển du lịch chăm sóc sức khoẻ

Du lịch CSSK là loại hình du lịch nhằm cải thiện và cân bằng tất cả các lĩnh vực chính của đời sống con người bao gồm thể chất, tinh thần, tình cảm, nghề nghiệp, trí tuệ và tâm linh. Loại hình này hiện nay đang phát triển mạnh trên thế giới. Theo Viện sức khoẻ toàn cầu, du lịch CSSK đang dần trở thành lựa chọn của du khách nhằm hướng đến cuộc sống khoẻ mạnh và thư thái, gần gũi với thiên nhiên, trải nghiệm và cân bằng cảm xúc…

Tính đến cuối năm 2019, loại hình du lịch CSSK đã có mặt ở hơn 100 quốc gia và được dự báo tăng trưởng với tốc độ trung bình 7,5% hàng năm. Đến năm 2022, doanh thu từ du lịch CSSK ước đạt mức 919 tỷ USD, chiếm 18% tỷ trọng thị trường du lịch thế giới. Các quốc gia đi đầu về du lịch CSSK phải kể đến Nhật Bản với hình thức tắm suối khoáng nóng truyền thống (onsen), hay tắm đá muối Hàn Quốc, các tour du lịch kết hợp thiền định và Yoga của Ấn Độ…

Ở Việt Nam, du lịch CSSK là loại hình khá mới mẻ, chỉ mới phát triển trong vài năm trở lại đây. Nhiều chuyên gia đánh giá loại hình này tương đối phù hợp và có khả năng phát triển ở Việt Nam, bởi nước ta sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên và địa điểm nghỉ dưỡng thích hợp. Trên thực tế, nhiều địa phương đã chú trọng nghiên cứu phát triển du lịch CSSK, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông Nguyễn Văn Phúc - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh đang chú trọng đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám, chữa bệnh.

Theo ông Phúc, Thừa Thiên Huế có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên để phát triển du lịch CSSK. Bên cạnh quần thể di tích cố đô Huế, hệ thống chùa miếu, cảnh quan thiên nhiên, hệ thống đầm phá và nhiều bãi biển đẹp mắt, Thừa Thiên Huế có tới 7 nguồn nước khoáng nóng. Cùng với đó, Thừa Thiên Huế còn có hệ thống các khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp được xây dựng trong những không gian yên bình theo triền đồi, ven bờ sông Hương hay trải dài trên các bãi biển, dễ dàng hòa mình với thiên nhiên và thích hợp để khai thác du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh.

Thừa Thiên Huế có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên để phát triển du lịch CSSK

Thừa Thiên Huế có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên để phát triển du lịch CSSK

Đây cũng là vùng đất có bề dày truyền thống về y học bao gồm cả Đông y và Tây y với nguồn nhân lực y tế mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Nét đặc sắc trong lịch sử phát triển của Đông y ở vùng đất này là nền Đông y phục vụ cung đình với trình độ y dược phát triển, mà đỉnh cao là Thái Y viện triều Nguyễn.

Ngoài ra, hệ thống Tây y ở Thừa Thiên Huế cũng là một điểm sáng ở khu vực miền Trung và cả nước với hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị hoàn chỉnh; đặc biệt có Bệnh viện Trung ương Huế là Bệnh viện Tây y đầu tiên của Việt Nam với lịch sử phát triển gần 120 năm.

Ông Trần Kiêm Hảo - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiện toàn tỉnh có hơn 8.500 cán bộ, nhân viên phục vụ trong ngành y tế, trong đó nhiều người có trình độ cao như giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ. Bên cạnh đó, Huế cũng có khoảng 1.200 nhân lực y học cổ truyền đang phục vụ trong hệ thống y tế cả công lẫn tư nhân và gần 200 cơ sở y học cổ truyền.

Đây cũng là vùng đất có bề dày truyền thống về y học bao gồm cả Đông y và Tây y với nguồn nhân lực y tế mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng

Đây cũng là vùng đất có bề dày truyền thống về y học bao gồm cả Đông y và Tây y với nguồn nhân lực y tế mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng

Theo đánh giá, hiện các bệnh viện tại Huế, đi đầu là Bệnh viện Quốc tế Huế - Bệnh viện Trung ương Huế đã xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất và các quy chế tương đối hoàn chỉnh liên quan đến khám chữa bệnh cho đối tượng nước ngoài, mang tính chất đột phá và đón đầu mô hình du lịch y tế. Các công ty lữ hành cũng đã khai thác các chương trình du lịch nghỉ dưỡng, thực hiện các hoạt động tham quan các điểm du lịch nổi tiếng và trải nghiệm các liệu trình chăm sóc sức khỏe tại một số khu nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên, tại Huế hiện còn thiếu sự liên kết giữa các công ty lữ hành và các đơn vị cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, CSSK, trị liệu, spa, massage… để tạo ra chương trình du lịch CSSK, khám chữa bệnh. Phần lớn các sản phẩm du lịch sức khỏe thời gian qua vẫn chủ yếu do các đơn vị nghỉ dưỡng cung cấp tại chỗ. Một số tua du lịch chuyên biệt cũng mới chỉ phát triển manh mún, chưa có sự đồng bộ ở các điểm đến để mang lại trải nghiệm thật sự khó quên cho du khách. Cũng chưa có những đơn vị chịu trách nhiệm, thẩm định chất lượng những tuor du lịch này.

Xây dựng các sản phẩm đẳng cấp, khác biệt

Để có cơ sở đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch CSSK, ngày 12/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Diễn đàn Du lịch Huế 2022 “Du lịch chăm sóc sức khỏe ở tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tại đây, các chuyên gia, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các doanh nghiệp du lịch đã đóng góp nhiều ý kiến, giải pháp giúp cơ quan chuyên môn hoạch định chính sách phát triển du lịch CSSK tại Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế muốn xây dựng loại hình du lịch chăm sóc sức khẻo thành sản phẩm du lịch trọng điểm của tỉnh

Thừa Thiên Huế muốn xây dựng loại hình du lịch chăm sóc sức khẻo thành sản phẩm du lịch trọng điểm của tỉnh

Bà Đỗ Thị Thanh Hoa - Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch cho rằng, hiện nay, Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng chỉ mới triển khai loại hình chăm sóc sức khoẻ ở bước khởi đầu, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Theo bà Hoa, ngay cả một số nước trong khu vực như Thái Lan, Campuchia cũng đã đầu tư phát triển rất bài bản loại hình du lịch CSSK, nếu chúng ta không khẩn trương làm sẽ bị tụt hậu. Tuy nhiên, để thu hút được du khách, bà Hoa cho rằng cần xây sản phẩm có sự khác biệt và đẳng cấp, phải kết hợp hài hoà yếu tố hiện đại đồng thời phát huy được các giá trị truyền thống.

Bà Nguyễn Hoàng Thụy Vy - TGĐ Khách sạn Mường Thanh Huế cho rằng, Huế cần có định hướng và quy hoạch cụ thể theo từng giai đoạn khác nhau với các mục tiêu rõ ràng trong việc phát triển sản phẩm du lịch CSSK để đảm bảo tính hiệu quả, lâu dài và bền vững. Chú trọng huy động các nguồn lực xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia.Cần chủ động phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp cho sản phẩm chăm sóc sức khỏe, có kiến thức, kĩ năng phù hợp để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng.

“Chúng ta cần đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mang tính đẳng cấp, thu hút thị trường ngách với khả năng chi tiêu cao. Cần đưa loại hình du lịch này thành một loại hình trọng điểm trong quy hoạch, chiến lược phát triển Du lịch Thừa Thiên Huế, đồng thời tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương”, bà Vy kiến nghị.

Các chuyên gia cho rằng, Huế cần xây dựng sản phẩm du lịch CSSK thật khác biệt và đẳng cấp

Các chuyên gia cho rằng, Huế cần xây dựng sản phẩm du lịch CSSK thật khác biệt và đẳng cấp

Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Lê Phúc nhìn nhận, Thừa Thiên Huế cần phát huy hết tiềm năng, thế mạnh sẵn có, xây dựng sản phẩm du lịch CSSK phù hợp với thị hiếu của du khách, từng bước phát triển hơn nữa, đưa loại hình này trở thành một sản phẩm chính của địa phương, với hai thành tố định hướng cốt lõi là “khác biệt” và “đẳng cấp“. Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch cam kết sẽ đồng hành với tỉnh Thừa Thiên Huế và các địa phương trong việc nghiên cứu, xây dựng sản phẩm và xúc tiến quảng bá loại hình mới mẻ này tới khách du lịch trong nước và quốc tế.

Ông Nguyên Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, tỉnh sẽ sớm có đề án phát triển du lịch CSSK để triển khai một cách có khoa học, với định hướng tốt, mô hình phù hợp. Huế sẽ gắn du lịch CSSK trong một hệ thống chỉnh thể chung với các loại hình du lịch khác. Thừa Thiên Huế cũng sẽ chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, ưu tiên các nguồn lực cũng như kêu gọi xã hội hoá để phát triển du lịch CSSK trong thời gian tới.

THẢO VI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh