CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 12:03

Thủ tục, hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm y tế đối với thân nhân người có công

Trả lời: Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH12 ngày 16/7/2012 đã mở rộng chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân người có công với cách mạng: 1. Con liệt sĩ không thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng (trước đây chỉ có thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng mới được Nhà nước mua BHYT);

2. Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên ;

3. Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Trình tự thủ tục

 Thành phần hồ sơ gồm:

1. Bản khai của người thuộc diện mua BHYT (Mẫu BH1 hoặc mẫu BH2).

Người có công với cách mạng thuộc diện hưởng trợ cấp một lần; (trường hợp này phải kèm thêm bản sao Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến; Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng).

2. Danh sách tổng hợp đề nghị mua thẻ BHYT của phòng Lao động TB&XH huyện, thành phố (Mẫu BHYT-BH1 hoặc Mẫu BHYT- BH2).

Trình tự thực hiện:

-Thứ nhất: Phòng Lao động – TB&XH có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đối tượng thuộc diện được mua bảo hiểm y tế, lập danh sách tổng hợp đề nghị cấp thẻ BHYT kèm hồ sơ hợp lệ gửi đến Sở Lao động – TB&XH.

-Thứ hai: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và làm thủ tục mua thẻ bảo hiểm y tế.

-Thứ ba: Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh trên cơ sở danh sách mua bảo hiểm y tế do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến, trong thời gian 10 ngày có trách nhiệm in thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng.

-Thứ tư: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận thẻ bảo hiểm y tế từ cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh trả cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt các mẹ Việt Nam anh hùng

Câu hỏi: Mẹ tôi sinh năm 1959, là vợ liệt sĩ. Mẹ tôi thường xuyên phải đi khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến trên. Mẹ tôi là công nhân ngành đường sắt về hưu và có thẻ BHYT hưu trí. Vậy cho tôi hỏi, mẹ tôi muốn chuyển sang BHYT thuộc diện chính sách để thuận tiện trong việc đi khám, chữa bệnh có được không?

Ông Cảnh cần mang giấy chứng nhận là vợ liệt sĩ của mẹ ông đến cơ quan BHXH huyện nơi mẹ ông sinh sống để làm thủ tục đổi mã quyền lợi ghi trên thẻ BHYT. Với mã quyền lợi này, khi đi khám, chữa bệnh mẹ ông sẽ được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí (trừ các loại thuốc, dịch vụ y tế có giới hạn tỷ lệ chi trả theo quy định của Bộ Y tế).

Câu hỏi: Tôi hiện là Hội viên Hội Cựu chiến binh Bưu điện tỉnh Bến Tre. Tôi đã được Thủ tướng Chính phủ tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp Quốc tế giúp bạn Campuchia và được tặng kỷ niệm chương của Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Vậy tôi có được được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng về thuốc, dịch vụ kỹ thuật không?

Theo quy định tại điểm d, khoản 3,  Điều 1 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT thì ông Hổ thuộc đối tượng người có công với cách mạng, cựu chiến binh do vậy khi đi khám, chữa bệnh sẽ được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng về thuốc và dịch vụ kỹ thuật

P.V

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh