THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:10

"Thủ phạm" phá hỏng sơn xe ô tô của bạn

"Thủ phạm" phá hỏng sơn xe ô tô của bạn - Ảnh 1.

Nhựa đường

Đây là một trong những “kẻ thù” hàng đầu của lớp sơn trên xe ô tô. Trong những ngày nắng nóng, nhựa đường sẽ có nhiều khả năng bám lên xe. Khi xe bị dính nhựa đường, nếu không xử lí đúng cách sẽ dễ khiến lớp sơn xe bị trầy xước hay thậm chí là bong tróc.

Các chuyên gia khuyên rằng trong trường hợp sơn xe bị dính nhựa đường, chủ xe nên mang đến các cơ sở bảo dưỡng thay vì tự mình xử lí để tránh tình trạng kể trên. Bên cạnh nhựa đường, một số loại nhựa từ cây xanh bên đường bị ô tô va quẹt trong quá trình di chuyển cũng gây ảnh hưởng xấu đến lớp sơn của xe.

Nước mưa chứa nồng độ axit nitric và sunfuric cao gây hại cho sơn xe ô tô

Mưa trên thực tế là hỗn hợp giữa nước và các chất cặn lắng đọng lại trong khí quyển. Nước mưa không sạch đơn thuần như nhiều người nghĩ, hợp chất này chứa nồng độ axit nitric và sunfuric cao hơn nước sử dụng thông thường. Vì thế, nếu  để xe sau một cơn mưa, lớp axit có trong nước mưa chắc chắn sẽ phá hủy dần bề mặt sơn, tạo ra các vết ố và làm giảm độ bóng của xe ô tô.

"Thủ phạm" phá hỏng sơn xe ô tô của bạn - Ảnh 2.

Ánh nắng mặt trời làm hại lớp sơn xe ô tô 

Tia UV trong ánh năng mặt trời có khả năng thúc đẩy quá trình ôxi hóa và làm màu sơn bị bạc dần, đặc biệt ở những vùng có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Vì vậy, hãy luôn "bảo vệ" ô tô ở những nơi có bóng râm. Bên cạnh đó, các chi tiết bằng nhựa sẽ sản sinh ra khí độc khi đậu xe ngoài trời nắng, hơi thổi từ máy lạnh khi vừa bật cũng chứa các thành phần có hại cho sức khỏe. Chính vì thế nên mở hết các cửa, bật chế độ quạt gió cao nhất và chờ khoảng hơn 1 phút trước khi vào xe bắt đầu hành trình.

Xác côn trùng va vào xe ô tô

Các loại côn trùng tuy nhỏ nhưng cũng gây ra những thiệt hại đáng kể cho lớp sơn trên ô tô. Loại dịch trong côn trùng thường có tính axit cao nên cần làm sạch nhanh chóng nếu không những vết bẩn nhỏ sẽ ăn sâu hơn vào lớp sơn. Do đó, không để vết xác côn trùng trên xe quá lâu vì càng để lâu các vết bẩn càng khó loại bỏ.

Xăng

Nhiều người chắc chắn sẽ bất ngờ khi biết xăng cũng là thủ phạm khiến lớp sơn xe không còn sáng bóng. Khi bám vào lớp sơn xe, xăng vẫn sẽ để lại dấu vết bẩn trên xe dù có bốc hơi sau đó. Trong trường hợp này, chủ xe cần sử dụng khăn tay mềm để lau sạch vị trí sơn tiếp xúc với xăng cũng như bôi thêm 1 lớp sáp để bảo vệ sơn xe tốt hơn.

"Thủ phạm" phá hỏng sơn xe ô tô của bạn - Ảnh 3.

Phân chim cũng khiến lớp sơn xe ô tô bị mòn

Phân chim có thể làm mòn lớp sơn bóng bề mặt xe ô tô. Thực tế, chim hay ăn các loại quả mọng và hạt giống, thậm chí là sỏi đá mềm dẫn đến nồng độ axit trong phân chim sẽ làm mòn, xước và mất động bóng của lớp sơn. Lưu ý, cần lau theo chiều từ trên xuống để tránh vết bẩn bám lại.

Dụng cụ lau rửa bẩn

Mặc dù thường xuyên rửa xe nhưng lại quên nhiệm vụ quan trọng là làm sạch các dụng cụ vệ sinh xe. Đây là nguyên nhân chính gây hại lớp sơn xe ô tô. Ngay cả khi chiếc khăn hoặc miếng cọ mềm và mịn đến đâu nhưng khi đã rơi xuống đất thì có giặt mấy cũng không đảm bảo độ sạch. Và nếu tiếp tục sử dụng các vật dụng bẩn để vệ sinh xe sẽ tạo ra những vết trầy xước đáng tiếc. Vậy nên, nếu chiếc khăn hoặc miếng cọ bị rơi bẩn, tốt nhất hãy bỏ đi và sử dụng một cái mới.

Đá dăm trên đường khi va chạm

Những viên đá dăm hay sỏi đá ở trên đường có thể bật lên va chạm vào hai bên thân xe. Những va chạm này hoàn toàn có thể làm bong tróc lớp sơn xe, giảm độ bền của sơn và gây ảnh hưởng đến chất lượng vỏ xe.

BP (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh