CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:10

Sáng nay (8/2): Thông xe đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Dầu Giây

Trong khuôn khổ của dự án này, Hệ thống giao thông thông minh (ITS) theo công nghệ quản lý giao thông và thu phí tiên tiến của Nhật Bản sẽ được lắp đặt nhằm tạo điều kiện để các thành phần tham gia giao thông được sử dụng mạng lưới đường cao tốc an toàn hơn và “thông minh” hơn.

Lễ khánh thành đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh- Dầu Giây (Ảnh: JICA cung cấp)

Tuyến đường cao tốc có điểm đầu là nút giao An Phú của TP Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao Dầu Giây của tỉnh Đồng Nai này có chiều dài 55 km, trong đó 23.9 km đầu được xây dựng từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản. Việc đưa vào khai thác tuyến đường này sẽ rút ngắn khoảng cách từ TP Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu từ 120km xuống còn 95km, với thời gian lưu thônggiảm chỉ còn 1 giờ 20 phút thay vì 2 giờ 30 phút trước đây.

Việc đưa vào khai thác đoạn đường cao tốc có vị trí ưu tiên hàng đầu trên tuyến cao tốc Bắc- Nam ngày hôm nay đã kịp thời đáp ứng nhu cầu giao thông đang tăng nhanh trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 51 hướng đi Vũng Tàu, làm giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông và nâng cao hiệu quả của việc lưu thông hàng hóa. Qua đó, dự án đã góp phần vào sự phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế choTP Hồ Chí Minh và các tỉnh  miền Nam Việt Nam.

Dự án xây dựng Đường cao tốc Bắc-Nam được đánh giá là một dự án hợp tác quan trọng giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt nam. Do đó, buổi lễ thông xe của tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Dầu Giây với sự tài trợ vốn của Nhật Bản được xem như một thành quả có ý nghĩa, và góp phần củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Nhật Bản vàViệt Nam. 

Thanh Nhung

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh