THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 04:47

Thông tin có doanh nghiệp mong muốn đàm phán mua lại Nhà máy xi măng Đại Việt là tin đồn thất thiệt

Bộ Xây dựng cũng khẳng định Công ty Cổ phần Xi măng Miền Trung chỉ là công ty con của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (doanh nghiệp cấp 3). Nên theo Luật Doanh nghiệp cũng như theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam thì việc xem xét tiếp tục nắm giữ cổ phần hay bán/thoái khoản vốn đầu tư của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (doanh nghiệp cấp 2) tại Công ty Cổ phần Xi măng Miền Trung không thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng.

Thông tin giải cứu Nhà máy Xi măng Đại Việt được “thổi” bùng lên từ đầu tháng 3/2023, chỉ vài ngày sau thông báo kết luận phiên họp thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và sau đó liên tục được “lan truyền” rằng Bộ Xây dựng và tỉnh Quảng Ngãi đã trình Thủ tướng Chính phủ bản Quy hoạch chung Khu Kinh tế Dung Quất.

Theo đó, Nhà máy Xi măng Đại Việt sẽ được quy hoạch vào Khu Kinh tế Dung Quất và dân cư khu vực xung quanh nhà máy sẽ được giải tỏa, tái định cư nên nhà máy có thể hoạt động trở lại vì sẽ không còn xung đột về môi trường sống với người dân.

Thông tin đồn thổi thứ hai là đang có những doanh nghiệp đang “dòm ngó” muốn đàm phán mua lại Nhà máy Xi măng Đại Việt với mức giá trên 400 tỉ đồng. Và nếu Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn thực hiện thành công “thương vụ” này thì sẽ trang trải hết nợ nần và thậm chí còn có lãi.

Trước đó vào năm 2013, khi còn là Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam) ông Bùi Hồng Minh đã quyết định chi hơn 100 tỉ đồng mua lại 76,8% vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần Xi măng Miền Trung với giá trên 10 ngàn đồng/1 cổ phần.

bo-xay-dung-bac-bo-tin-don-that-thiet-151618_769

Thông báo về việc mua cổ phần của Công ty Cổ phần Xi măng Miền Trung

Bằng cách này, Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn sẽ nắm giữ quyền kiểm soát hoạt động của Nhà máy Xi măng Đại Việt.

Tuy nhiên, sau khi nắm giữ cổ phần chi phối của Công ty Cổ phần Xi măng Miền Trung với giá cao ngất ngưởng, cao hơn rất nhiều so với giá cổ phiếu của công ty mẹ (Giá cổ phiếu của công ty Xi măng Bỉm Sơn vào giai đoạn 2010-2015 chỉ giao dịch ở mức 3-6 ngàn đồng/cổ phiếu) thì Nhà máy Xi măng Đại Việt cũng gần như không thể hoạt động do công nghệ không đảm bảo, gây ô nhiễm và vấp phải sự phản ứng của nhân dân địa phương.

Ngay trong năm 2015, 2016 mỗi năm nhà máy Xi măng Đại Việt đã phải chịu lỗ trên 30 tỉ đồng. Những năm sau này tình trạng kết quả sản xuất kinh doanh càng ngày càng bi đát hơn.

Tính đến ngày 31/12/2022 lỗ lũy kế trên 254 tỉ đồng. Nợ phải trả là 307 tỉ đồng gấp 2,37 lần vốn điều lệ. Công ty Xi măng Bỉm Sơn đã phải trích lập dự phòng đầu tư tài chính và dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với công ty Xi măng Miền Trung số tiền lên tới hàng trăm tỉ đồng.

Do quyết định đầu tư sai lầm ở công ty xi măng Bỉm Sơn gây thất thoát tài sản nhà nước cùng với nhiều sai phạm khác nên ông Bùi Hồng Minh đã bị Ủy Ban Kiểm tra Trung Ương đề nghị xem xét kỷ luật.

Cụ thể, chiều ngày 22/2/2023, tại kỳ họp 26, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, ông Bùi Hồng Minh trên các cương vị công tác đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, những điều đảng viên không được làm. Ông cũng vi phạm trách nhiệm nêu gương trong lãnh đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và công tác cán bộ; có nguy cơ mất vốn đầu tư.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, vi phạm của ông Bùi Hồng Minh ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và ngành xi măng Việt Nam "đến mức phải xem xét kỷ luật".

Thông tin chính thức từ Bộ Xây dựng bằng văn bản số 1947/BXD-VP cho thấy hiện chưa có giải pháp nào để dừng thua lỗ tại Nhà máy Xi măng Đại Việt. Và Quyết định đầu tư mua lại Nhà máy Xi măng Đại Việt là sai lầm, ngay từ đầu đã mang lại nguy cơ gây thất thoát vốn nhà nước.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh