CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 12:19

Thơm ngon món Kiến đặc trưng núi rừng Tây Nguyên

Đồng bào bản địa huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai thích đi vào rừng bắt kiến trên cây mang về làm thực phẩm cho gia đình, hoặc bán với giá 150 nghìn đồng/kg. Đây là nguồn thực phẩm, kinh tế dồi dào mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Krông Pa là huyện xa nhất tỉnh Gia Lai về phía Đông Nam, người dân tộc Ja Rai bản địa không rõ từ bao giờ đã biết bắt kiến để phục vụ cuộc sống, thêm hương vị cho những bữa cơm gia đình. Đặc biệt là món canh trứng kiến với lá chua.

Thơm ngon món Kiến đặc trưng núi rừng Tây Nguyên - Ảnh 1.

Kiến rừng tết các lá cây lại để làm tổ

Thơm ngon món Kiến đặc trưng núi rừng Tây Nguyên - Ảnh 2.

Kiến rừng tết các lá cây lại để làm tổ

Tập quán Kiến rừng thường làm tổ trên cây bằng cách dùng nước bọt kết những lá cây lại, tổ to có khi nặng đến 3kg. Kiến có màu vàng óng, to bằng hạt gạo, có vị chua, béo. Đồng bào lấy về giã nát với muối, ớt, mì chính (bột ngọt) để ăn sống hoặc chấm với thịt bò, thịt gà. Hoặc có thể xào nguyên con dùng trong các bữa cơm. Ngoài ra, trứng kiến còn được lọc riêng nấu chín cho trẻ em ăn. Đặc sản thịt bò một nắng chấm với muối kiến rất nổi tiếng vị lạ, thơm ngon đặc trưng núi rừng Tây Nguyên.

Thơm ngon món Kiến đặc trưng núi rừng Tây Nguyên - Ảnh 3.

Tổ kiến

Người địa phương, anh Ksor Jim (26 tuổi, buôn Chai, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa) chia sẻ, chỉ cần chậu, rá đựng, quẹt lửa, dao là có thể bắt được kiến rừng. Muốn lấy được tổ kiến thơm ngon phải đi vào rừng, cách nơi người dân sinh sống ít nhất 5km, điều này để tránh việc kiến kiếm ăn ở những nơi có rác thải. Bí quyết chính là phải chọn những tổ kiến "đông dân" và có nhiều trứng nhất. Để chế biến cho món muối Kiến ta thực hiện các khâu, sau khi mang đi trụng sơ với nước thì rang chúng trên chảo nóng để tạo nên độ giòn, thơm khi trộn cùng muối, ớt và bột ngọt. Muối được chọn phải là muối hột. Thứ muối hột đơn giản này mà chính là điểm nhấn hương vị cho món ăn độc đáo này. Giã kiến đã rang vàng giòn cùng muối hột, bột ngọt, ớt tươi và kèm thêm lá then len một loại lá rừng thường thấy ở vùng Tây Nguyên. Chỉ đơn giản thế mà vị mặn, ngọt, cay the dần hòa quyện vào nhau tạo nên một thứ đồ chấm ngồ ngộ, ấn tượng từ cái tên đến hương vị.

Thơm ngon món Kiến đặc trưng núi rừng Tây Nguyên - Ảnh 4.

Kiến rừng thơm ngon, có vị béo

Thơm ngon món Kiến đặc trưng núi rừng Tây Nguyên - Ảnh 5.

Phát hiện thấy nguy hiểm, cả nhà kiến bao quanh bảo vệ tổ

Nhưng trước khi làm điều này, người sơ chế phải loại bỏ bụi bẩn trong kiến. Chỉ có như thế, kiến mới sạch, muối kiến làm ra mới ngon và bảo quản được lâu. Bí quyết nhận biết Tổ kiến thu hoạch được là nhìn thấy lá bao ngoài màu vàng úa thì bên trong đã có trứng. "Kiến này cắn đau nhưng không độc. Người dân buôn Chai mình không ăn thịt, cá cũng được nhưng phải có muối kiến. Ăn kiến rừng giúp cái tay mình khoẻ, không bị ốm đau" - Anh Jim nói. Nếu người đi rừng chịu khó có thể lấy được hơn 10kg mỗi ngày, bán với giá 150 nghìn đồng/kg

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh