CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:06

"Thời điểm vàng" để uống cà phê

" Thời điểm vàng" để uống cà phê - Ảnh 1.

Cortisol là một loại hormone giúp tăng cường khả năng tập trung của con người. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong điều hòa các quá trình chuyển hóa, đáp ứng miễn dịch và huyết áp.

Hàm lượng Cortisol trong cơ thể được biến đổi theo nhịp sinh học, cụ thể là giờ đi ngủ và giờ thức giấc. Theo đó, lượng Cortisol sẽ đạt đỉnh vào thời điểm 30 - 45 phút sau khi chúng ta thức giấc và từ từ giảm xuống trong suốt cả ngày dài.

Caffeine trong cà phê cũng có chức năng gần tương tự như Cortisol: Giúp con người tỉnh táo, tập trung hơn trong công việc. Do đó, nếu uống cà phê vì mục đích này, chúng ta cần lựa chọn thời điểm lượng cortisol trong cơ thể đã xuống thấp, để tận dụng tối đa chức năng của cafein.

Dựa vào chu trình biến đổi cortisol trong cơ thể con người đã được đề cập ở trên, thời gian phù hợp nhất để uống cà phê là vào gần trưa. Ví dụ, nếu bạn thường thức dậy vào lúc 6h30 sáng, thời điểm uống cà phê tốt nhất nằm trong khoảng thời gian 9h30 – 11h30.

Bên cạnh khai thác tối đa lợi ích của caffeine, việc không uống cà phê ngay sau khi thức giấc còn giúp chúng ta đảm bảo được sức khỏe. Theo đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, caffeine có thể làm tăng lượng cortisol trong cơ thể. Do đó, nếu sử dụng thức uống năng lượng này khi cortisol đang đạt đỉnh sẽ khiến hormone này vượt ngưỡng. Lượng cortisol quá cao được duy trì trong thời gian dài có thể làm yếu hệ miễn dịch, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.

" Thời điểm vàng" để uống cà phê - Ảnh 2.

Không chỉ giúp mang lại sự tỉnh táo và khả năng tập trung, caffeine trong cà phê còn cực kì hiệu quả trong việc tăng cường khả năng vận động.

Theo đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống cà phê trước khi vận động thể chất, chơi thể thao sẽ giúp bạn lâu cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, đồng thời giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp.

Nếu muốn tối ưu hóa hiệu quả mà cà phê mang lại cho việc tập luyện, tốt nhất nên sử dụng thức uống này trong khoảng thời gian 30 phút – 1 tiếng trước giờ tập.

Theo tính toán, liều dùng cà phê phù hợp nhất với mục đích này là 3 - 6 mg caffeine cho 1 kg khối lượng cơ thể. Ví dụ, một người nặng 68kg thì lượng caffeine tối ưu để tăng cường kết quả tập luyện là 200 - 400mg, tương đương với 475 - 950ml cà phê.

" Thời điểm vàng" để uống cà phê - Ảnh 3.

Mặt trái của cà phê là có thể gây những vấn đề về giấc ngủ cũng như cảm giác lo âu cho người uống.

Theo phân tích của các chuyên gia, khả năng kích thích của caffeine trong cà phê sẽ kéo dài 3 - 5 tiếng, tùy thuộc và thể trạng của từng người. Do đó, việc uống cà phê quá gần giờ đi ngủ có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ.

Để tránh việc caffeine gây gián đoạn giấc ngủ, tốt nhất chúng ta cần tránh uống cà phê cách giờ lên giường ít nhất 6 tiếng.

Bên cạnh việc gây mất ngủ, caffeine còn có thể làm tăng cảm giác bồn chồn, lo âu đối với một số trường hợp. Đặc biệt, nếu một người đang trong tình trạng lo lắng, buồn phiền vì một vấn đề nào đó, việc uống cà phê sẽ lại càng làm tăng thêm tâm lý tiêu cực này.

Nếu rơi vào trường hợp kể trên nhưng vẫn cần có sự tỉnh táo để học tập và làm việc, bạn có thể lựa chọn trà xanh, vốn là thức uống có chứa lượng caffeine bằng 1/3 cà phê, để thay thế.

" Thời điểm vàng" để uống cà phê - Ảnh 4.

"

Một người khỏe mạnh có thể hấp thu 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương với 950ml cà phê.

Phụ nữ đang mang thai hoặc chăm con nhỏ được khuyến cáo ở mức thấp hơn 300ml caffeine mỗi ngày. Thậm chí, một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, ngưỡng an toàn chỉ nên nằm ở mức 200mg/ngày.

Mức khuyến cáo này được tính toán dựa trên tổng lượng caffeine được hấp thu từ tất cả các nguồn cung cấp, chứ không chỉ riêng cà phê. Cần biết rằng, nhiều loại đồ ăn, thức uống quen thuộc cũng chứa lượng caffeine đáng kể, điển hình là: nước trà, nước ngọt có gas, nước tăng lực và thậm chí là chocolate đen.

BP (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh