CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 12:10

Thoát nghèo từ 'nội lực'

Bà Lý bên đàn dê

Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được UBND tỉnh yêu cầu thực hiện từ thôn, buôn, tổ dân phố phải đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, có ý kiến tham gia của người dân về kết quả rà soát. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xác định không đúng hộ nghèo, hộ cận nghèo để hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Kết thúc rà soát từng thôn, buôn, tổ dân phố phải xác định chính xác và lập danh sách để theo dõi quản lý các đối tượng, hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo, hộ nghèo tái sinh, hộ cận nghèo phát sinh, hộ tái nghèo, hộ tái cận nghèo. 

Tính đến đầu năm 2018 tỉnh Đắk Lắk có tổng số hộ dân là 435.688 hộ còn 66.596 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 15,37% giảm 2,59% (17,83% xuống còn 15,24%) so với năm 2017. Số hộ cận nghèo 42.704 hộ, chiếm tỷ lệ 9,8% có đến 57.296 hộ nghèo về thu nhập, còn lại là các hộ nghèo về thiếu hụt các dịch vụ xã hội. Khó khăn về nhà ở đã được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng kinh phí trên 1,96 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 vẫn còn không ít thách thức cho các địa phương trong thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững.

Kết quả, đến nay có 80/152 xã tương đương 59,2% đạt tiêu chí số 10 về thu nhập. Tăng 6 xã so với năm 2017. Có 142/152 xã tương đương 93,4% đạt tiêu chí số 12 về lao động có việc làm tăng 19 xã so với cuối năm 2017. Có 90/152 xã tương đương 59,2% đạt tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất giảm 5 xã so với 2017 do một số HTX không thực hiện được liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững. Có 52/152 xã tương đương 34,2% đạt tiêu chí số 11 về hộ nghèo.

Trong quyết định ban hành kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2018, các địa phương đã lý giải nguyên nhân tăng nghèo phát sinh cũng như kết quả giảm nghèo chưa đạt như mong đợi. Nguyên nhân được xác định là do tách hộ, sinh con nhiều; hộ không có lao động, hộ thuộc diện di dân tái định cư nhưng chưa bố trí được đất ở, hoặc do thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất nên tăng hộ nghèo phát sinh, hộ nghèo chưa bảo đảm được thu nhập ổn định để thoát nghèo. Cư Bông là xã vùng 3 của huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk, hiện có trên 1.500 hộ với gần 8.900 khẩu, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 68%.

Là hộ nghèo của  thôn Xuân Hà 2, xã Ea Đăh, huyện Krông Năng, chị Đinh Thị Vân là phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ từ tỉnh khác vào lập nghiệp ở Đắk Lắk  phải tá túc nhà người thân, được chính quyền quan tâm hỗ trợ theo Chương trình 135 của Chính phủ đã có cuộc sống ổn định, thoát khỏi cảnh đói nghèo, chị Vân cho biết: “Phụ nữ một mình nuôi con vất vả, kiếm ăn từng ngày. Nhờ chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ tiền để xây nhà ở theo chương trình 135 của Chính phủ, tôi có nhà cuộc sống ổn định, đời sống dần cải thiện, con trai lớn cưới vợ, giờ gia đình tôi có 2 ha đất trồng cà phê xen canh tiêu và cây ăn quả 2 năm nữa mới thu hoạch. Dù chưa có thu nhập nhưng chúng tôi đã thoát nghèo, khoảng 2 năm nữa có thu nhập thì cuộc sống sẽ khá hơn". Ông Đinh Hồng Vân, trưởng thôn Xuân Hà 2, xã Ea Đăh cho biết: Trong thôn có hơn 150 hộ nhưng bà con được nhà nước quan tâm, người dân chịu khó làm ăn, đời sống ngày càng ổn định mọi người đều phấn khởi.

Câu chuyện lập nghiệp của vợ chồng ông Trần Văn Thượng (SN 1970) và bà Phan Thị Lý (SN 1971) ở đội 3, buôn Tu, xã Dur Kmăn, huyện Krông Ana thoát nghèo từ nuôi dê cũng là ví dụ điển hình về ý chí tự lực tự cường của người dân vươn lên thoát nghèo ở Đắk Lắk. Bất kể mưa nắng, vợ chồng ông thay nhau đưa dê đi ăn. Nhờ vậy, đàn dê béo khỏe, sinh sản đều 2 năm 3 lứa, mỗi lứa 1-2 con. Từ 9 con dê ban đầu, vợ chồng ông gầy lên vài chục con, có thời điểm đạt mốc 95 con. Năm 2014, dê có giá rất cao, 150-160 kg/ký hơi đối với dê bán giống và 110-120 kg/kg dê lấy thịt. Thời gian nuôi từ 1 con dê con đến khi bán thịt (17-20 kg) chừng khoảng 5-6 tháng, ai chăm tốt 4 tháng đã có dê xuất chuồng. Một năm gia đình ông xuất bán 4-5 đợt, mỗi đợt bán vài con, tổng 1 năm ông thu về hơn 150 triệu đồng từ nuôi dê. Vợ chồng ông nhớ lại, năm 2004, gia đình ông rời quê vào xã Dur Kmăn lập nghiệp với vỏn vẹn 2,8 triệu đồng đủ trả tiền xe. Để trang trải cuộc sống, vợ chồng ông làm thuê đủ nghề. Năm 2006, ông nhận “nuôi rẽ” dê cho một hộ dân cùng buôn và chương trình ưu đãi lập nghiệp của chính quyền. Hai năm sau, ông được 5 con rồi mua thêm 2 cặp dê nữa để gầy đàn.

Từ nghèo khó, tay trắng, đến nay ông bà có tiền nuôi 3 người con ăn học đàng hoàng, có công việc ổn định. Dẫu vậy, ông bà xác định vẫn gắn bó lâu dài với đàn dê. Ông Thượng lý giải, làm nghề nông, nuôi, trồng con gì cũng có cái khó của nó, chỉ cần “ráo mồ hôi là đói” nên dù vất vả mấy cũng bám nghề, lấy công.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh